Biểu thức tọa độ của tích vô hướng của hai vectơ trong mặt phẳng Oxy và trong không gian Oxyz. Bình phương vô hướng của vectơ. Biểu thức tọ...
Biểu thức tọa độ của tích vô hướng của hai vectơ trong mặt phẳng Oxy và trong không gian Oxyz. Bình phương vô hướng của vectơ.
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai vectơ \vec{a}=(2;5), \vec{b}=(-3;4). Khi đó:
a) Tích vô hướng của \vec{a} và \vec{b} là \vec{a}.\vec{b}=2×(-3)+5×4=14.
b) Bình phương vô hướng của vectơ \vec{a} là \vec{a}^2=2^2+5^2=29.
c) Bình phương vô hướng của vectơ \vec{b} là \vec{b}^2=(-3)^2+4^2=25.
a) Tích vô hướng của \vec{a} và \vec{b} là \vec{a}.\vec{b}=2×(-5)+3×6+4×(-7)=-20.
b) Bình phương vô hướng của mỗi vectơ là \vec{a}^2=2^2+3^2+4^2=29\\ \vec{b}^2=(-5)^2+6^2+(-7)^2=110.
Xem thêm: Cách bấm máy casio để tính tích vô hướng của hai vectơ
Biểu thức tọa độ của tích vô hướng trong mặt phẳng
Công thức
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai vectơ \vec{a}=(a_1,a_2), \vec{b}=(b_1,b_2). Tích vô hướng của chúng được tính theo công thức sau: \vec{a}.\vec{b}=a_1b_1+a_2b_2.Bình phương vô hướng
\vec{a}^2=a_1^2+a_2^2.Ví dụ
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai vectơ \vec{a}=(2;5), \vec{b}=(-3;4). Khi đó:
a) Tích vô hướng của \vec{a} và \vec{b} là \vec{a}.\vec{b}=2×(-3)+5×4=14.
b) Bình phương vô hướng của vectơ \vec{a} là \vec{a}^2=2^2+5^2=29.
c) Bình phương vô hướng của vectơ \vec{b} là \vec{b}^2=(-3)^2+4^2=25.
Biểu thức tọa độ của tích vô hướng trong không gian
Công thức (Oxyz)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai vectơ \vec{a}=(a_1,a_2,a_3), \vec{b}=(b_1,b_2,b_3). Tích vô hướng của chúng được tính theo công thức sau: \vec{a}.\vec{b}=a_1b_1+a_2b_2+a_3b_3.Bình phương vô hướng (Oxyz)
\vec{a}^2=a_1^2+a_2^2+a_3^2.Ví dụ (Oxyz)
Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ \vec{a}=(2;3;4), \vec{b}=(-5;6;-7). Khi đó:a) Tích vô hướng của \vec{a} và \vec{b} là \vec{a}.\vec{b}=2×(-5)+3×6+4×(-7)=-20.
b) Bình phương vô hướng của mỗi vectơ là \vec{a}^2=2^2+3^2+4^2=29\\ \vec{b}^2=(-5)^2+6^2+(-7)^2=110.
Xem thêm: Cách bấm máy casio để tính tích vô hướng của hai vectơ