Trong lịch sử giải thưởng Nobel văn học, có một người đoạt giải là một nhà toán học. Ông ấy tên là Bertrand Russell, một bá tước ở Vương quố...
Trong lịch sử giải thưởng Nobel văn học, có một người đoạt giải là một nhà toán học. Ông ấy tên là Bertrand Russell, một bá tước ở Vương quốc Anh.
Bertrand Arthur William Russell (Bá tước Russell III) sinh ngày 18 tháng 5 năm 1872 – mất 2 tháng 2 năm 1970. Ông là một nhà lôgic học, nhà toán học và cũng là một nhà triết học.
Chúng ta biết nhiều đến ông qua nghịch lí Russell, nhưng có một điều rất đặc biệt là ông từng đoạt giải Nobel văn học. Russel được tặng Giải Nobel Văn học, "để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởng". Trong hồi kí của mình, Russell nói rằng mong muốn hiểu biết nhiều hơn về toán học là điều duy nhất đã giúp ông không tự tử. Ông được giáo dục tại nhà bởi một loạt các gia sư, và ông đã ngồi nhiều giờ trong thư viện của ông nội. Người anh trai của ông, đã giới thiệu với ông về Euclid, sự kiện này đã thay đổi cuộc đời của Russell.
Russell giành được một học bổng cho ngành toán học tại Trinity College, Đại học Cambridge, và ông bắt đầu học tại đó từ năm 1890.
Năm 1908, Russell trở thành thành viên của Hội Hoàng gia Anh (Royal Society). Tập đầu tiên trong bộ Principia Mathematica (viết chung với Whitehead) được xuất bản năm 1910. Bộ sách này cùng với tác phẩm The Principles of Mathematics trước đó đã nhanh chóng làm cho Russell trở nên nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực toán học.
Năm 1949, Russell được tặng Order of Merit (Huân chương Công lao của Khối Thịnh vượng chung Anh), và năm sau, ông nhận được Giải Nobel Văn học. Cùng với Albert Einstein, bạn của ông, Russell đã đạt đến vị thế siêu sao với vai trò một nhà trí thức.
Những năm 1950 – 1960, B. Russell trở thành nguồn cảm hứng cho thanh niên có lí tưởng, năm 1955 cùng với Albert Einstein đưa ra Cương lĩnh Einstein – Russell kêu gọi hủy bỏ vũ khí hạt nhân; trong những năm 60, ông điều hành Quỹ Hòa bình mang tên B. Russell và cùng với J.P. Satre thành lập Ủy ban Lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Xem thêm: Nghịch lí Russell
Bertrand Arthur William Russell (Bá tước Russell III) sinh ngày 18 tháng 5 năm 1872 – mất 2 tháng 2 năm 1970. Ông là một nhà lôgic học, nhà toán học và cũng là một nhà triết học.
Chúng ta biết nhiều đến ông qua nghịch lí Russell, nhưng có một điều rất đặc biệt là ông từng đoạt giải Nobel văn học. Russel được tặng Giải Nobel Văn học, "để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởng". Trong hồi kí của mình, Russell nói rằng mong muốn hiểu biết nhiều hơn về toán học là điều duy nhất đã giúp ông không tự tử. Ông được giáo dục tại nhà bởi một loạt các gia sư, và ông đã ngồi nhiều giờ trong thư viện của ông nội. Người anh trai của ông, đã giới thiệu với ông về Euclid, sự kiện này đã thay đổi cuộc đời của Russell.
Russell giành được một học bổng cho ngành toán học tại Trinity College, Đại học Cambridge, và ông bắt đầu học tại đó từ năm 1890.
Năm 1908, Russell trở thành thành viên của Hội Hoàng gia Anh (Royal Society). Tập đầu tiên trong bộ Principia Mathematica (viết chung với Whitehead) được xuất bản năm 1910. Bộ sách này cùng với tác phẩm The Principles of Mathematics trước đó đã nhanh chóng làm cho Russell trở nên nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực toán học.
Năm 1949, Russell được tặng Order of Merit (Huân chương Công lao của Khối Thịnh vượng chung Anh), và năm sau, ông nhận được Giải Nobel Văn học. Cùng với Albert Einstein, bạn của ông, Russell đã đạt đến vị thế siêu sao với vai trò một nhà trí thức.
Những năm 1950 – 1960, B. Russell trở thành nguồn cảm hứng cho thanh niên có lí tưởng, năm 1955 cùng với Albert Einstein đưa ra Cương lĩnh Einstein – Russell kêu gọi hủy bỏ vũ khí hạt nhân; trong những năm 60, ông điều hành Quỹ Hòa bình mang tên B. Russell và cùng với J.P. Satre thành lập Ủy ban Lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Người đăng: MiR Math.