Ngày 28/9/2020, nhân dịp kỉ niệm 10 năm nhận giải thưởng Fields, GS. Ngô Bảo Châu đã thực hiện bài giảng đại chúng với chủ đề “Trao đổi về n...
Ngày 28/9/2020, nhân dịp kỉ niệm 10 năm nhận giải thưởng Fields, GS. Ngô Bảo Châu đã thực hiện bài giảng đại chúng với chủ đề “Trao đổi về nghiên cứu khoa học” tại Hà Nội. Trong bài giảng, Giáo sư đã có nhiều điều chia sẻ liên quan đến việc nghiên cứu khoa học, trong đó có việc "chọn thầy".
Sau khi giành được tấm Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế vào năm lớp 11, cậu học trò Ngô Bảo Châu biết được toán cao cấp có nhiều điểm khác biệt so với toán sơ cấp.
Vì thế, ông đã đến tìm gặp GS Đoàn Quỳnh, người đã từng tham gia hướng dẫn đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi IMO, đồng thời được thầy cho mượn một cuốn giáo trình về toán cao cấp. Nhưng đến khi mang về đọc, Châu bất ngờ vì thấy mình không hiểu gì cả.
“Sau đó tôi bỏ cuộc và bắt đầu nghi ngờ vào khả năng học toán lý thuyết của bản thân”, GS Châu nói.
Sau khi giành được tấm Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế vào năm lớp 11, cậu học trò Ngô Bảo Châu biết được toán cao cấp có nhiều điểm khác biệt so với toán sơ cấp.
Vì thế, ông đã đến tìm gặp GS Đoàn Quỳnh, người đã từng tham gia hướng dẫn đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi IMO, đồng thời được thầy cho mượn một cuốn giáo trình về toán cao cấp. Nhưng đến khi mang về đọc, Châu bất ngờ vì thấy mình không hiểu gì cả.
“Sau đó tôi bỏ cuộc và bắt đầu nghi ngờ vào khả năng học toán lý thuyết của bản thân”, GS Châu nói.
Cảm giác đó tiếp tục lặp lại sau khi ông sang Pháp. Việc học ngày càng khó hơn khiến ông dần thấy ngợp. Nhưng rất may sau đó, ông đã gặp được người thầy là Giáo sư Gérard Laumon. Người thầy đặc biệt này hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của học trò và có cách giảng dạy dễ tiếp nhận. Nhờ đó, Ngô Bảo Châu bắt đầu làm chủ được kiến thức toán học.
GS Ngô Bảo Châu đúc kết ra rằng, người quan trọng nhất trong hành trình theo đuổi khoa học của một người mới bước chân vào con đường nghiên cứu chính là người thầy. Việc “chọn thầy để học” cũng quan trọng không kém việc cưới vợ, cưới chồng. Cuộc đời khoa học phụ thuộc rất nhiều vào bước quyết định ban đầu này.
“Trước đó, nhiều người khuyên tôi nên lựa chọn một người thầy tên tuổi hơn. Thế nhưng tôi vẫn quyết định theo thầy giáo của tôi. Thầy tôi khi ấy còn rất trẻ, thậm chí chưa có tên tuổi gì. Nhưng tôi cảm thấy rất tin tưởng. Tôi bỏ qua những lời khuyên bên ngoài để đi theo thầy.
Sau này tôi mới nhận thấy, quả thực thầy có một tầm nhìn xa và sâu sắc. Ông luôn có cách hiểu rất mới và có cái nhìn đặc biệt về các vấn đề của toán học”, GS Ngô Bảo Châu nhớ lại.
GS Ngô Bảo Châu đúc kết ra rằng, người quan trọng nhất trong hành trình theo đuổi khoa học của một người mới bước chân vào con đường nghiên cứu chính là người thầy. Việc “chọn thầy để học” cũng quan trọng không kém việc cưới vợ, cưới chồng. Cuộc đời khoa học phụ thuộc rất nhiều vào bước quyết định ban đầu này.
“Trước đó, nhiều người khuyên tôi nên lựa chọn một người thầy tên tuổi hơn. Thế nhưng tôi vẫn quyết định theo thầy giáo của tôi. Thầy tôi khi ấy còn rất trẻ, thậm chí chưa có tên tuổi gì. Nhưng tôi cảm thấy rất tin tưởng. Tôi bỏ qua những lời khuyên bên ngoài để đi theo thầy.
Sau này tôi mới nhận thấy, quả thực thầy có một tầm nhìn xa và sâu sắc. Ông luôn có cách hiểu rất mới và có cái nhìn đặc biệt về các vấn đề của toán học”, GS Ngô Bảo Châu nhớ lại.
Đôi nét về người thầy của GS Ngô Bảo Châu
Gérard Laumon (sinh năm 1952 tại Lyon, nước Pháp) là nhà toán học Pháp, ông là giáo sư toán học ở Trường Đại học Paris XI, Orsay. Ông hơn GS Châu đúng 20 tuổi.
GS Laumon là thầy hướng dẫn luận án của Laurent Lafforgue và Ngô Bảo Châu, và cả hai sau đó đều đã nhận Huy chương Fields vào các năm 2002 và 2010.
Vào năm 2004 GS Laumon và GS Ngô Bảo Châu được nhận Giải Clay do công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands cho các nhóm unita, một thành phần then chốt của Chương trình Langlands trong số học.
Theo Vietnamnet (trích). Người đăng: MiR Math.