Bài này giới thiệu một số giai thoại, chuyện kể về nhà toán học Gottfried Wilhelm Leibniz (còn được viết Leibnitz hay von Leibniz). Ông sin...
Bài này giới thiệu một số giai thoại, chuyện kể về nhà toán học Gottfried Wilhelm Leibniz (còn được viết Leibnitz hay von Leibniz). Ông sinh ngày 1 tháng 7 năm 1646 – mất 14 tháng 11 năm 1716, người Đức, nhà bác học có đóng góp lớn cho toán học và triết học.
Năm 12 tuổi, Leibniz tự học và thông hiểu nhiều tác phẩm cổ điển, bắt đầu từ mơ ước tới sự khám phá những bí mật của tự nhiên. Có lần, người mẹ bắt gặp cậu con trai đang loay hoay ở trong thư viện của nhà với những sách của Platon, Aristote, Cicero. Bà hỏi:
- Trời, làm sao mà con có thể hiểu được những điều cao siêu nói trong sách đó?
Cậu con trai ngẩng lên đáp:
- Thưa mẹ, con thấy không cao siêu. Con tưởng như đang phiêu lưu trong những cánh rừng đầy hoa thơm cỏ lạ vậy.
Năm mười lăm tuổi, Leibniz là sinh viên trường Đại học Tổng hợp. Leibniz không những học giỏi các môn khoa học tự nhiên, mà còn học giỏi các môn cổ ngữ như tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp. Các bạn học hết sức ngạc nhiên và hỏi tại sao anh lại đạt được kết quả như vậy. Anh đáp:
- Tôi học không phải do tính hiếu kỳ, mà do một lòng say mê đặc biệt.
Từ 1672 tới 1676, Leibnitz sống ở Paris. Leibnitz nói thông thạo tiếng Pháp, lúc rảnh ông thường tới các hiệu sách. Có lần ông bước vào một hiệu sách lớn, định mua một cuốn sách quí hiếm. Chủ hiệu ngạc nhiên hỏi:
- Ông nghĩ lại xem có thật cần đến cuốn sách đó không?
- Tôi nghĩ rằng …
Giữa lúc đó, tác giả cuốn sách bước vào - tác giả là một nhà toán học nổi tiếng ở Paris - thấy Leibnitz, ông này niềm nở nói:
- Xin kính chào Leibnitz vĩ đại. Tôi có thể xin phép được tặng ông một cuốn sách nhỏ tôi vừa cho in không?
Chủ hiệu liền niềm nở và xin lỗi …, nói cửa hàng mình lấy làm vinh dự được đón nhà bác học vạn năng người Đức.
Sau khi làm quen với hệ thống triết học của Descartes, và nghe giảng toán ở trường đại học rất nổi tiếng thời bấy giờ, Đại học Tổng hợp Jena. Leibnitz nảy ra ý nghĩ: toán học hóa môn triết học. Leibnitz đã dành nhiều thời gian xây dựng một hệ thống kí hiệu hoàn chỉnh sử dụng ngôn ngữ toán mà ngày nay chúng ta gọi là toán lô - gích.
Leibnitz thường nói:
- Dữ kiện càng đầy đủ, rõ ràng thì ẩn số càng dễ tìm ra.
1. Những cuộc phiêu lưu trong sách
Năm 12 tuổi, Leibniz tự học và thông hiểu nhiều tác phẩm cổ điển, bắt đầu từ mơ ước tới sự khám phá những bí mật của tự nhiên. Có lần, người mẹ bắt gặp cậu con trai đang loay hoay ở trong thư viện của nhà với những sách của Platon, Aristote, Cicero. Bà hỏi:
- Trời, làm sao mà con có thể hiểu được những điều cao siêu nói trong sách đó?
Cậu con trai ngẩng lên đáp:
- Thưa mẹ, con thấy không cao siêu. Con tưởng như đang phiêu lưu trong những cánh rừng đầy hoa thơm cỏ lạ vậy.
2. Say mê học tập
Năm mười lăm tuổi, Leibniz là sinh viên trường Đại học Tổng hợp. Leibniz không những học giỏi các môn khoa học tự nhiên, mà còn học giỏi các môn cổ ngữ như tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp. Các bạn học hết sức ngạc nhiên và hỏi tại sao anh lại đạt được kết quả như vậy. Anh đáp:
- Tôi học không phải do tính hiếu kỳ, mà do một lòng say mê đặc biệt.
3. Sự khiêm tốn
Từ 1672 tới 1676, Leibnitz sống ở Paris. Leibnitz nói thông thạo tiếng Pháp, lúc rảnh ông thường tới các hiệu sách. Có lần ông bước vào một hiệu sách lớn, định mua một cuốn sách quí hiếm. Chủ hiệu ngạc nhiên hỏi:
- Ông nghĩ lại xem có thật cần đến cuốn sách đó không?
- Tôi nghĩ rằng …
Giữa lúc đó, tác giả cuốn sách bước vào - tác giả là một nhà toán học nổi tiếng ở Paris - thấy Leibnitz, ông này niềm nở nói:
- Xin kính chào Leibnitz vĩ đại. Tôi có thể xin phép được tặng ông một cuốn sách nhỏ tôi vừa cho in không?
Chủ hiệu liền niềm nở và xin lỗi …, nói cửa hàng mình lấy làm vinh dự được đón nhà bác học vạn năng người Đức.
4. Ẩn số
Sau khi làm quen với hệ thống triết học của Descartes, và nghe giảng toán ở trường đại học rất nổi tiếng thời bấy giờ, Đại học Tổng hợp Jena. Leibnitz nảy ra ý nghĩ: toán học hóa môn triết học. Leibnitz đã dành nhiều thời gian xây dựng một hệ thống kí hiệu hoàn chỉnh sử dụng ngôn ngữ toán mà ngày nay chúng ta gọi là toán lô - gích.
Leibnitz thường nói:
- Dữ kiện càng đầy đủ, rõ ràng thì ẩn số càng dễ tìm ra.
5. Cáo buộc ăn cắp phép tính vi tích phân
Năm 1711, John Keill, viết trong tạp chí của Hội Hoàng gia (Royal Society) và với sự ủng hộ của Newton, đã cáo buộc Leibniz ăn cắp vi tích phân từ Newton. Do đó đã bắt đầu cuộc tranh cãi ai khám phá vi tích phân đầu tiên đã làm tối đi quãng đời còn lại của Leibniz. Một cuộc điều tra chính thức bởi Hội Hoàng gia (trong đó Newton là một người tham dự nhưng không công khai), đã diễn ra để đáp lại yêu cầu của Leibniz là Keill phải rút lại lời cáo buộc đó. Các nhà viết sử toán học từ 1900 trở đi đã thừa nhận Leibniz vô tội, chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa hai phiên bản vi tích phân của Leibniz và Newton, và công nhận cả hai ông đã đồng thời độc lập tìm ra phép tính vi tích phân.Theo Danh nhân thế giới, Wikipedia.