Cho đến nay đã có tổng cộng 21 đợt công nhận chức danh GS, PGS (lần đầu vào năm 1956). Từ năm 2002, công tác này được tiến hành thường xuyên...
Cho đến nay đã có tổng cộng 21 đợt công nhận chức danh GS, PGS (lần đầu vào năm 1956). Từ năm 2002, công tác này được tiến hành thường xuyên, chỉ trừ có hai lần gián đoạn (các năm 2008, 2018) để thay đổi qui chế. Việc tiến hành thường xuyên xét công nhận chức danh khoa học là một bước tiến lớn trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao, khích lệ đội ngũ giảng viên, đồng thời tạo tiền đề để có chế độ đãi ngộ thích hợp. Tổng số giáo sư được công nhận ở tất cả các ngành là 1.792 người.
Từ trước tới nay, tổng cộng đã có 91 người (chiếm 5% trong tổng số giáo sư ở tất cả các ngành) được công nhận giáo sư về Toán, trong đó có 4 giáo sư được công nhận đặc cách. Đó là các giáo sư Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm (trước 1980), Ngô Bảo Châu (năm 2005), và Vũ Hà Văn (năm 2009). GS. Tạ Quang Bửu và GS. Lê Văn Thiêm là những người xây dựng nên nền khoa học Việt Nam nói chung (chứ không riêng gì ngành Toán), năm phong được nhiều tài liệu dẫn là 1956, còn cơ quan công tác lúc đó thay đổi rất nhanh. GS. Ngô Bảo Châu và GS. Vũ Hà Văn là những nhà toán học xuất sắc, làm việc ở nước ngoài, được công nhận như một hình thức tôn vinh. Trong số này thì chỉ có 2 nữ giáo sư toán học, đó là Hoàng Xuân Sính và Lê Thị Thanh Nhàn.
Dưới đây là danh sách toàn bộ giáo sư toán học Việt Nam được Nhà nước công nhận (1956-2019).
Tổng cộng có 91 giáo sư toán học được HĐCDGSNN công nhận, trong đó có 13 người đã mất, 41 người đã về hưu, 35 giáo sư đang làm việc trong nước, 2 giáo sư làm việc ở Mỹ.
Bảng phân bố theo cơ quan công tác của các giáo sư ngành toán (trừ 4 giáo sư đặc cách) |
Dưới đây là danh sách toàn bộ giáo sư toán học Việt Nam được Nhà nước công nhận (1956-2019).
Tổng cộng có 91 giáo sư toán học được HĐCDGSNN công nhận, trong đó có 13 người đã mất, 41 người đã về hưu, 35 giáo sư đang làm việc trong nước, 2 giáo sư làm việc ở Mỹ.
Theo GS Lê Tuấn Hoa (TTTH-24S1). Người đăng: Sơn Phan.