Từ năm 1956 đến nay (tháng 4/2020), Việt Nam có tổng cộng 91 giáo sư toán học được công nhận trong đó có công nhận đặc cách 2 giáo sư làm v...
Từ năm 1956 đến nay (tháng 4/2020), Việt Nam có tổng cộng 91 giáo sư toán học được công nhận trong đó có công nhận đặc cách 2 giáo sư làm việc ở nước ngoài (Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn, đặc cách công nhận vào các năm 2005 và 2009). Trong 89 giáo sư làm việc trong nước thì có 13 người đã mất (đa số do tuổi cao, sức yếu).
Có 41 giáo sư đã về hưu, không còn làm nơi nào cả. Như vậy, hiện nay cả nước chỉ còn 35 giáo sư toán học đang còn làm việc (kể cả ngoài công lập). Tuổi bình quân của các giáo sư này là 61 tuổi, và chỉ có 11 giáo sư dưới 60 tuổi. Người trẻ nhất hiện nay chính là Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp (sinh năm 1982) là giáo sư được công nhận chính quy trẻ nhất Việt Nam, lúc 35 tuổi. Đây là một con số quá ít cho một nền đại học và một ngành nghiên cứu cơ bản như Toán học trong thời đại cách mạng 4.0.
Một vài nhận xét dưới đây về tình hình nghiên cứu hiện nay chỉ nhằm vào đội ngũ ít ỏi là 35 giáo sư toán vừa nêu ở trên.
Số lượng tuy không nói lên tất cả, nhưng phần nào phản ánh khả năng làm việc của các giáo sư. Theo MathSciNet, nếu tính tổng số bài quốc tế đã đăng trong toàn bộ sự nghiệp cho đến thời điểm này, thì trong 35 giáo sư, người có nhiều công trình nhất là 142 bài, còn người ít nhất là 25 bài. Tính bình quân, mỗi giáo sư công bố 63.6 bài. Chú ý rằng tuyệt đại đa số bài được liệt kê là các công bố quốc tế, và ước tính hơn 2/3 số bài được đăng ở tạp chí ISI.
Một vấn đề được dư luận quan tâm tiếp theo là việc nghiên cứu sau khi được công nhận. Ở Việt Nam, có một e ngại là sau khi được công nhận chức danh giáo sư thì nhiều người sẽ thôi làm nghiên cứu. Rất đáng mừng là tất cả 35 giáo sư này vẫn hăng say nghiên cứu. Chỉ có điều rất khó làm thống kê, vì nếu tính số lượng tuyệt đối, thì thông thường những người được công nhận đã lâu sẽ có số lượng cao hơn. Ngược lại, nếu tính tỷ số công trình trên số năm được công nhận, thì ở những người mới được công nhận, thông thường con số sẽ lớn hơn (do lúc mới được công nhận còn trẻ và còn đang sung sức). Theo MathSciNet, người có tỷ số thấp nhất là 0.85 bài/năm (GS này đã được công nhận 13 năm), còn người có tỷ số cao nhất là 9 bài/năm (GS này mới được công nhận 1 năm), người có tỷ số cao thứ nhì là 5.61 bài/năm. Điều đó có nghĩa là sau khi được công nhận, mỗi giáo sư bình quân mỗi năm công bố ít nhất gần 1 công trình. Nếu tính trung bình toàn thể 35 giáo sư, thì con số là 2.2 bài/1 năm/1 giáo sư (bằng tổng số bài chia cho tổng số năm – cả 2 thông số đều tính từ khi công nhận giáo sư - của tất cả 35 người). Đây là một con số khá cao, chứng tỏ đam mê nghiên cứu và năng lực sáng tạo của các giáo sư sau khi được công nhận vẫn được phát huy, thậm chí trong nhiều trường hợp còn hiệu quả hơn so với trước lúc được công nhận.
Các chuyên ngành có nhiều giáo sư được công nhận gồm có: Lý thuyết Tối ưu, Giải tích phức, Phương trình Đạo hàm riêng, Phương trình vi phân và Hệ động lực, Lý thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, và Đại số giao hoán.
Với một đội ngũ giáo sư hiện nay còn ít ỏi như trên đã nêu, có thể nghĩ tới một bức tranh ảm đạm trong việc duy trì, chứ chưa nói đến phát triển ngành Toán học trong tương lai. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giáo sư Toán luôn là bài toán thời sự. Theo ước tính của chúng tôi, có khoảng 300 - 350 người là phó giáo sư, nhưng chưa là giáo sư. Trong số đó, không đến 100 người có tuổi ít hơn 60. Rất may, một số không nhỏ trong số đó còn tương đối trẻ và có thành tích nghiên cứu tốt. Hy vọng trong thời gian sắp tới họ sẽ tiếp tục phát huy được khả năng của mình để nhanh chóng được công nhận chức danh giáo sư và gánh vác trách nhiệm phát triển nền Toán học Việt Nam của các thầy, cô, các lớp đàn anh để lại.
Có 41 giáo sư đã về hưu, không còn làm nơi nào cả. Như vậy, hiện nay cả nước chỉ còn 35 giáo sư toán học đang còn làm việc (kể cả ngoài công lập). Tuổi bình quân của các giáo sư này là 61 tuổi, và chỉ có 11 giáo sư dưới 60 tuổi. Người trẻ nhất hiện nay chính là Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp (sinh năm 1982) là giáo sư được công nhận chính quy trẻ nhất Việt Nam, lúc 35 tuổi. Đây là một con số quá ít cho một nền đại học và một ngành nghiên cứu cơ bản như Toán học trong thời đại cách mạng 4.0.
GS. Nguyễn Quang Diệu, GS. Phạm Hoàng Hiệp và GS. Sĩ Đức Quang - những giáo sư toán được công nhận khi tuổi đời còn rất trẻ (dưới 40) |
Một vài nhận xét dưới đây về tình hình nghiên cứu hiện nay chỉ nhằm vào đội ngũ ít ỏi là 35 giáo sư toán vừa nêu ở trên.
Số lượng tuy không nói lên tất cả, nhưng phần nào phản ánh khả năng làm việc của các giáo sư. Theo MathSciNet, nếu tính tổng số bài quốc tế đã đăng trong toàn bộ sự nghiệp cho đến thời điểm này, thì trong 35 giáo sư, người có nhiều công trình nhất là 142 bài, còn người ít nhất là 25 bài. Tính bình quân, mỗi giáo sư công bố 63.6 bài. Chú ý rằng tuyệt đại đa số bài được liệt kê là các công bố quốc tế, và ước tính hơn 2/3 số bài được đăng ở tạp chí ISI.
Một vấn đề được dư luận quan tâm tiếp theo là việc nghiên cứu sau khi được công nhận. Ở Việt Nam, có một e ngại là sau khi được công nhận chức danh giáo sư thì nhiều người sẽ thôi làm nghiên cứu. Rất đáng mừng là tất cả 35 giáo sư này vẫn hăng say nghiên cứu. Chỉ có điều rất khó làm thống kê, vì nếu tính số lượng tuyệt đối, thì thông thường những người được công nhận đã lâu sẽ có số lượng cao hơn. Ngược lại, nếu tính tỷ số công trình trên số năm được công nhận, thì ở những người mới được công nhận, thông thường con số sẽ lớn hơn (do lúc mới được công nhận còn trẻ và còn đang sung sức). Theo MathSciNet, người có tỷ số thấp nhất là 0.85 bài/năm (GS này đã được công nhận 13 năm), còn người có tỷ số cao nhất là 9 bài/năm (GS này mới được công nhận 1 năm), người có tỷ số cao thứ nhì là 5.61 bài/năm. Điều đó có nghĩa là sau khi được công nhận, mỗi giáo sư bình quân mỗi năm công bố ít nhất gần 1 công trình. Nếu tính trung bình toàn thể 35 giáo sư, thì con số là 2.2 bài/1 năm/1 giáo sư (bằng tổng số bài chia cho tổng số năm – cả 2 thông số đều tính từ khi công nhận giáo sư - của tất cả 35 người). Đây là một con số khá cao, chứng tỏ đam mê nghiên cứu và năng lực sáng tạo của các giáo sư sau khi được công nhận vẫn được phát huy, thậm chí trong nhiều trường hợp còn hiệu quả hơn so với trước lúc được công nhận.
Các chuyên ngành có nhiều giáo sư được công nhận gồm có: Lý thuyết Tối ưu, Giải tích phức, Phương trình Đạo hàm riêng, Phương trình vi phân và Hệ động lực, Lý thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, và Đại số giao hoán.
Với một đội ngũ giáo sư hiện nay còn ít ỏi như trên đã nêu, có thể nghĩ tới một bức tranh ảm đạm trong việc duy trì, chứ chưa nói đến phát triển ngành Toán học trong tương lai. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giáo sư Toán luôn là bài toán thời sự. Theo ước tính của chúng tôi, có khoảng 300 - 350 người là phó giáo sư, nhưng chưa là giáo sư. Trong số đó, không đến 100 người có tuổi ít hơn 60. Rất may, một số không nhỏ trong số đó còn tương đối trẻ và có thành tích nghiên cứu tốt. Hy vọng trong thời gian sắp tới họ sẽ tiếp tục phát huy được khả năng của mình để nhanh chóng được công nhận chức danh giáo sư và gánh vác trách nhiệm phát triển nền Toán học Việt Nam của các thầy, cô, các lớp đàn anh để lại.
Theo GS Lê Tuấn Hoa (TTTH-24S1) . Người đăng: Sơn Phan.