Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã có cách ví von khá lạ và độc đáo: Giáo viên như một...
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã có cách ví von khá lạ và độc đáo: Giáo viên như một chiếc compa. Compa thì ai cũng biết là vật dụng vẽ đường tròn trong toán học.
TS Hồng giải thích: "Đầu kim nhọn của cây compa làm trụ là cái “tâm” của thầy, đầu bút chì để vẽ là “năng lực” của người thầy. Giá trị của người thầy được xác lập trên hai vị trí ấy. Những vòng tròn lớn nhỏ được vẽ ra là sự thành công của trò. Nhiệm vụ của người thầy không có trách nhiệm làm cho mọi trò đều là những vòng tròn lớn được cả, và cũng không thể vẽ những vòng tròn đều nhau cho mọi trò. Mà trách nhiệm của người thầy là phải làm cho mọi học trò đều… tròn, không được vẽ méo. Vòng càng lớn mà méo thì càng nguy hại…!"
Đó là một trong nhiều ví dụ sinh động mà TS Nguyễn Thị Bích Hồng đã đem đến cho giáo viên phổ thông trong chuyên đề “Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm”. Theo TS Bích Hồng, để ứng xử hiệu quả với học sinh, phụ huynh, giáo viên cần chú ý đến 3 kỹ năng: định vị, định hướng và điều khiển.
Kỹ năng định vị giúp giáo viên xác định vị trí của chủ thể (bạn là ai?); vị trí, tư thế của đối tượng (họ là ai?); xác định hình ảnh bản thân mình trong cái nhìn của đối tượng. Kỹ năng định hướng giúp giáo viên xác định được “chân dung tâm lý” đối tượng và nhằm đạt “mục tiêu” xử lý tình huống ấy. Kỹ năng điều khiển giúp giáo viên biết làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc, hành vi; kiểm soát tình huống…
TS Hồng cũng cho rằng giáo viên phải biết nghĩ mình là ai nhưng cũng phải thấy được rằng người khác nghĩ thế nào về mình. Định vị không đúng bản thân sẽ làm giáo viên thiếu tự tin, khó làm tròn trách nhiệm.
TS Hồng giải thích: "Đầu kim nhọn của cây compa làm trụ là cái “tâm” của thầy, đầu bút chì để vẽ là “năng lực” của người thầy. Giá trị của người thầy được xác lập trên hai vị trí ấy. Những vòng tròn lớn nhỏ được vẽ ra là sự thành công của trò. Nhiệm vụ của người thầy không có trách nhiệm làm cho mọi trò đều là những vòng tròn lớn được cả, và cũng không thể vẽ những vòng tròn đều nhau cho mọi trò. Mà trách nhiệm của người thầy là phải làm cho mọi học trò đều… tròn, không được vẽ méo. Vòng càng lớn mà méo thì càng nguy hại…!"
Đó là một trong nhiều ví dụ sinh động mà TS Nguyễn Thị Bích Hồng đã đem đến cho giáo viên phổ thông trong chuyên đề “Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm”. Theo TS Bích Hồng, để ứng xử hiệu quả với học sinh, phụ huynh, giáo viên cần chú ý đến 3 kỹ năng: định vị, định hướng và điều khiển.
Kỹ năng định vị giúp giáo viên xác định vị trí của chủ thể (bạn là ai?); vị trí, tư thế của đối tượng (họ là ai?); xác định hình ảnh bản thân mình trong cái nhìn của đối tượng. Kỹ năng định hướng giúp giáo viên xác định được “chân dung tâm lý” đối tượng và nhằm đạt “mục tiêu” xử lý tình huống ấy. Kỹ năng điều khiển giúp giáo viên biết làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc, hành vi; kiểm soát tình huống…
TS Hồng cũng cho rằng giáo viên phải biết nghĩ mình là ai nhưng cũng phải thấy được rằng người khác nghĩ thế nào về mình. Định vị không đúng bản thân sẽ làm giáo viên thiếu tự tin, khó làm tròn trách nhiệm.
Theo Thanh Niên. Người đăng: Dịu Nguyễn.