Vài năm qua, 32 trường Cao đẳng Sư phạm trên toàn quốc đều có thực trạng chung về việc không tuyển được sinh viên. Hầu hết các trường chỉ tu...
Vài năm qua, 32 trường Cao đẳng Sư phạm trên toàn quốc đều có thực trạng chung về việc không tuyển được sinh viên. Hầu hết các trường chỉ tuyển được rất ít sinh viên mà trong đó chủ yếu đăng ký vào ngành sư phạm mầm non.
Một trong những nguyên nhân của khó khăn này xuất phát từ việc Luật giáo dục vừa mới ban hành và có hiệu lực từ tháng 7/2020 ghi rõ: "Chuẩn của giáo viên tiểu học là phải đại học trở lên".
Tiến sĩ toán học Lê Thống Nhất (giám đốc Big School, là một chuyên gia giáo dục) cho rằng, nên đóng cửa các trường Cao đẳng Sư phạm vì thực tế các trường này đang chật vật trong vấn đề tuyển sinh, những sinh viên từ các trường Cao đẳng Sư phạm ra trường cũng vất vả để tìm công việc phù hợp. Trong khi các trường Đại học Sư phạm thừa rất nhiều và còn đang "sống dở chết dở" thì những trường cao đẳng tồn tại cũng là một điều lạ.
"Tôi thấy cần xem lại việc tồn tại của các trường Cao đẳng Sư phạm, những trường không tuyển sinh được thì nên chấm dứt việc đào tạo hệ cao đẳng và nên trở thành trung tâm bồi dưỡng giáo viên. Vì theo xu thế hiện giờ các trường cao đẳng này chỉ có thể làm các trung tâm đào tạo bồi dưỡng giáo viên thôi" - TS Lê Thống Nhất nói.
Từ những khó khăn mà các trường Cao đẳng Sư phạm đang gặp phải trong vấn đề tuyển sinh, vừa qua, tiến sĩ Trương Đình Thăng - Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cho biết, trường này đã có đề án lập trường liên cấp trình HĐND và UBND, đang chờ để được thông qua.
Cụ thể, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cho hay, thông qua đề án, nhà trường xin thành lập trường liên cấp, ngoài đào tạo hệ cao đẳng, trường còn có thể dạy từ cấp tiểu học đến phổ thông để đội ngũ giảng viên có cơ hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời tránh lãng phí cơ sở vật chất hiện có.
Nói về đề án này, TS Lê Thống Nhất cho biết, nếu các trường Cao đẳng Sư phạm tận dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thành lập trường liên cấp thì tính khả thi tốt hơn và đấy là một cách để tự cứu lấy mình.
Một trong những nguyên nhân của khó khăn này xuất phát từ việc Luật giáo dục vừa mới ban hành và có hiệu lực từ tháng 7/2020 ghi rõ: "Chuẩn của giáo viên tiểu học là phải đại học trở lên".
Tiến sĩ toán học Lê Thống Nhất (giám đốc Big School, là một chuyên gia giáo dục) cho rằng, nên đóng cửa các trường Cao đẳng Sư phạm vì thực tế các trường này đang chật vật trong vấn đề tuyển sinh, những sinh viên từ các trường Cao đẳng Sư phạm ra trường cũng vất vả để tìm công việc phù hợp. Trong khi các trường Đại học Sư phạm thừa rất nhiều và còn đang "sống dở chết dở" thì những trường cao đẳng tồn tại cũng là một điều lạ.
"Tôi thấy cần xem lại việc tồn tại của các trường Cao đẳng Sư phạm, những trường không tuyển sinh được thì nên chấm dứt việc đào tạo hệ cao đẳng và nên trở thành trung tâm bồi dưỡng giáo viên. Vì theo xu thế hiện giờ các trường cao đẳng này chỉ có thể làm các trung tâm đào tạo bồi dưỡng giáo viên thôi" - TS Lê Thống Nhất nói.
Từ những khó khăn mà các trường Cao đẳng Sư phạm đang gặp phải trong vấn đề tuyển sinh, vừa qua, tiến sĩ Trương Đình Thăng - Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cho biết, trường này đã có đề án lập trường liên cấp trình HĐND và UBND, đang chờ để được thông qua.
Cụ thể, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cho hay, thông qua đề án, nhà trường xin thành lập trường liên cấp, ngoài đào tạo hệ cao đẳng, trường còn có thể dạy từ cấp tiểu học đến phổ thông để đội ngũ giảng viên có cơ hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời tránh lãng phí cơ sở vật chất hiện có.
Nói về đề án này, TS Lê Thống Nhất cho biết, nếu các trường Cao đẳng Sư phạm tận dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thành lập trường liên cấp thì tính khả thi tốt hơn và đấy là một cách để tự cứu lấy mình.
Theo VTCnews. Người đăng: Tố Uyên Trần.