Đề thi Olympic Toán học quốc tế năm 2019 gồm có 6 bài toán. Thí sinh phải thi trong hai ngày, mỗi ngày 3 bài toán trong thời gian 4 giờ 30 p...
Đề thi Olympic Toán học quốc tế năm 2019 gồm có 6 bài toán. Thí sinh phải thi trong hai ngày, mỗi ngày 3 bài toán trong thời gian 4 giờ 30 phút. Hầu hết các thí sinh ở IMO 2019 "vật lộn" với 6 bài toán trong 9 tiếng đồng hồ nhưng không thể giải quyết trọn vẹn.
Vậy bài toán nào khó nhất ở đề thi IMO năm nay?
Tất nhiên, khó hay dễ còn phụ thuộc vào sở trường của người đối diện với đề thi. Có bài khó với người này nhưng dễ với người khác. Nhưng để đánh giá độ khó của một bài toán thì ta sẽ lấy kết quả của một tập đối tượng đủ lớn, chẳng hạn như tập các thí sinh dự thi IMO 2019.
Năm 2019, có 621 thí sinh đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ dự thi Olympic Toán học Quốc tế ở Vương quốc Anh. Một con số đủ khách quan để ta khảo sát độ khó của các bài toán trong đề thi năm nay.
Bài 2 (P2): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 2 là 2.399
Bài 3 (P3): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 3 là 0.572
Bài 4 (P4): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 4 là 3.736
Bài 5 (P5): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 5 là 3.567
Bài 6 (P6): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 6 là 0.403
Xét theo tiêu chí điểm trung bình thì bài 1 là bài dễ kiếm điểm nhất, còn bài 6 chính là bài khó nhất của đề thi IMO 2019.
Tóm lại, bài 6 - một bài toán hình học phẳng - chính là bài toán khó nhất của đề thi IMO 2019. Cả 6 bài, nếu sắp xếp theo độ khó tăng dần thì thứ tự như sau: 1, 4, 5, 2, 3, 6 hoặc 1, 4, 2, 5, 3, 6.
Xem lại lời giải bài toán khó nhất (bài 6) ở đây: Bấm Để Xem Lời Giải.
Vậy bài toán nào khó nhất ở đề thi IMO năm nay?
Tất nhiên, khó hay dễ còn phụ thuộc vào sở trường của người đối diện với đề thi. Có bài khó với người này nhưng dễ với người khác. Nhưng để đánh giá độ khó của một bài toán thì ta sẽ lấy kết quả của một tập đối tượng đủ lớn, chẳng hạn như tập các thí sinh dự thi IMO 2019.
Năm 2019, có 621 thí sinh đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ dự thi Olympic Toán học Quốc tế ở Vương quốc Anh. Một con số đủ khách quan để ta khảo sát độ khó của các bài toán trong đề thi năm nay.
Điểm trung bình ở mỗi bài
Bài 1 (P1): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 1 là 5.179Bài 2 (P2): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 2 là 2.399
Bài 3 (P3): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 3 là 0.572
Bài 4 (P4): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 4 là 3.736
Bài 5 (P5): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 5 là 3.567
Bài 6 (P6): Điểm trung bình của 621 thí sinh ở bài 6 là 0.403
Xét theo tiêu chí điểm trung bình thì bài 1 là bài dễ kiếm điểm nhất, còn bài 6 chính là bài khó nhất của đề thi IMO 2019.
Số lượng điểm 0 của mỗi bài
Trong khi bài 1 chỉ có 73 thí sinh không làm được (và bị 0 điểm) thì con số đó ở bài 6 lên đến 558 thí sinh (chiếm gần 90% - cao nhất trong 6 bài). Như vậy theo tiêu chí này thì bài 6 đúng là bài toán khó nhất.Số lượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối
Bài 3 có 28 thí sinh đạt điểm 7 tuyệt đối, trong khi bài 6 có 27 thí sinh. Dù chênh lệch không đáng kể nhưng bài 6 vẫn xếp vào loại khó nhất ở đề thi năm nay.Tóm lại, bài 6 - một bài toán hình học phẳng - chính là bài toán khó nhất của đề thi IMO 2019. Cả 6 bài, nếu sắp xếp theo độ khó tăng dần thì thứ tự như sau: 1, 4, 5, 2, 3, 6 hoặc 1, 4, 2, 5, 3, 6.
Xem lại lời giải bài toán khó nhất (bài 6) ở đây: Bấm Để Xem Lời Giải.
Tác giả: Sơn Phan.