Bên lề Hội nghị Toán học Việt - Mỹ 2019 (Vietnam - USA Joint Mathematical Meeting - VNUS 2019), do Hội Toán học Mỹ và Hội Toán học Việt Nam ...
Bên lề Hội nghị Toán học Việt - Mỹ 2019 (Vietnam - USA Joint Mathematical Meeting - VNUS 2019), do Hội Toán học Mỹ và Hội Toán học Việt Nam đồng tổ chức tại Trung tâm ISCISE (thung lũng Quy Hòa, TP Quy Nhơn, Bình Định), GS Ngô Bảo Châu đã có những chia sẻ với báo chí về hợp tác toán học và toán học trong thời đại 4.0.
Theo chia sẻ của GS Châu, trước đây, GS-TS Nguyễn Hữu Dư, nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam có nguyện vọng muốn xây dựng một hội nghị toán học Việt - Mỹ. Hội nghị này để đánh dấu sự lớn mạnh của Toán học Việt Nam trong những năm qua.
Ngoài ra, có một yếu tố lịch sử khác về tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, sau những đau thương của chiến tranh dần được hàn gắn, mối quan hệ hai nước dần hướng đến sự hợp tác về khoa học, Toán học, nghệ thuật...
Sau nhiều nỗ lực và trao đổi giữa các bên, đặc biệt với sự kết nối của GS Ngô Bảo Châu, lần đầu tiên, Hội Toán học Mỹ và Hội Toán học Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị Toán học Việt - Mỹ 2019 (Vietnam - USA Joint Mathematical Meeting - VNUS 2019), thu hút trên 300 nhà khoa học tham dự bao gồm nhiều nhà toán học nổi tiếng thế giới đến từ Mỹ và Việt Nam.
GS Ngô Bảo Châu cho biết, Việt Nam và Mỹ đã có hợp tác giữa Toán học từ trước đây. Thông qua VNUS 2019, sẽ đánh dấu một sự "đơm hoa kết trái" của hợp tác trước đó.
“Hy vọng, trong tương lai sẽ mở ra thêm nhiều hợp tác mới về Toán học giữa hai nước để thế hệ Toán học Việt Nam trẻ có sự tiếp xúc giao lưu, gặp gỡ khoa học Mỹ, từ đó phát triển những đề tài nghiên cứu khoa học mới cho tương lai…”, GS Châu nhấn mạnh.
Theo GS Châu, VNUS 2019 sẽ đánh giá những công trình nghiên cứu Toán học xuất sắc, có ý nghĩa của Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua. Đặc biệt, thông qua VNUS 2019, bắt đầu có sự kết nối, phát triển về Toán học giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm tới. Ngoài ra, VNUS 2019 tạo cơ hội để đánh giá vị thế của Toán học Việt Nam với cộng đồng thế giới.
GS Ngô Bảo Châu cho biết thêm, truyền thống về Toán học Việt Nam từ xưa đến nay luôn mạnh về Toán lý thuyết nhưng Toán ứng dụng thì còn yếu. Sự gắn kết giữa Toán học vào công nghệ, công nghiệp chưa được bền vững và chắc chắn. Đấy là một điểm cần phải khắc phục. Trong khi đó, ở Mỹ, nền Toán học công nghiệp lại rất phát triển.
Từ đó, nhân VNUS 2019, ban lãnh đạo của Viện Toán học cao cấp đã chủ động mời các nhà Toán học công nghiệp Mỹ về Việt Nam để lan tỏa tinh thần Toán học hướng đến thực tế, giúp ích cho nền công nghệ, công nghiệp của đất nước.
Theo đó, tối 11-6, ban tổ chức VNUS 2019 phối hợp với Đại học Quy Nhơn tổ chức một tọa đàm, chủ yếu hướng đến sinh viên để nâng cao nhận thức rằng, học Toán không đơn thuần chỉ là học lý thuyết, mà đa số những người học Toán sau này sẽ làm trực tiếp cho các ứng dụng cụ thể trong công nghệ kỹ thuật.
“Trong thời đại mới, với ứng dụng công nghệ 4.0, những người có hiểu biết, kiến thức về Toán thực sự là những người lao động mà kinh tế, xã hội sẽ phải cần họ...”, GS Ngô Bảo Châu khẳng định.
Đồng ý kiến với GS Châu, phát biểu chào mừng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An cho biết: "Trong thời đại cách mạng kỹ thuật số (4.0) hiện nay, vai trò của Toán học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hội nghị sẽ là diễn đàn tốt để các nhà khoa học chia sẻ thành tựu nghiên cứu và ứng dụng toán học, để thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực toán học và đặc biệt để thúc đẩy vai trò của các nhà toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam”.
Theo chia sẻ của GS Châu, trước đây, GS-TS Nguyễn Hữu Dư, nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam có nguyện vọng muốn xây dựng một hội nghị toán học Việt - Mỹ. Hội nghị này để đánh dấu sự lớn mạnh của Toán học Việt Nam trong những năm qua.
Ngoài ra, có một yếu tố lịch sử khác về tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, sau những đau thương của chiến tranh dần được hàn gắn, mối quan hệ hai nước dần hướng đến sự hợp tác về khoa học, Toán học, nghệ thuật...
Sau nhiều nỗ lực và trao đổi giữa các bên, đặc biệt với sự kết nối của GS Ngô Bảo Châu, lần đầu tiên, Hội Toán học Mỹ và Hội Toán học Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị Toán học Việt - Mỹ 2019 (Vietnam - USA Joint Mathematical Meeting - VNUS 2019), thu hút trên 300 nhà khoa học tham dự bao gồm nhiều nhà toán học nổi tiếng thế giới đến từ Mỹ và Việt Nam.
Giáo sư Ngô Bảo Châu bên lề VNUS 2019 |
“Hy vọng, trong tương lai sẽ mở ra thêm nhiều hợp tác mới về Toán học giữa hai nước để thế hệ Toán học Việt Nam trẻ có sự tiếp xúc giao lưu, gặp gỡ khoa học Mỹ, từ đó phát triển những đề tài nghiên cứu khoa học mới cho tương lai…”, GS Châu nhấn mạnh.
Theo GS Châu, VNUS 2019 sẽ đánh giá những công trình nghiên cứu Toán học xuất sắc, có ý nghĩa của Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua. Đặc biệt, thông qua VNUS 2019, bắt đầu có sự kết nối, phát triển về Toán học giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm tới. Ngoài ra, VNUS 2019 tạo cơ hội để đánh giá vị thế của Toán học Việt Nam với cộng đồng thế giới.
GS Ngô Bảo Châu cho biết thêm, truyền thống về Toán học Việt Nam từ xưa đến nay luôn mạnh về Toán lý thuyết nhưng Toán ứng dụng thì còn yếu. Sự gắn kết giữa Toán học vào công nghệ, công nghiệp chưa được bền vững và chắc chắn. Đấy là một điểm cần phải khắc phục. Trong khi đó, ở Mỹ, nền Toán học công nghiệp lại rất phát triển.
Từ đó, nhân VNUS 2019, ban lãnh đạo của Viện Toán học cao cấp đã chủ động mời các nhà Toán học công nghiệp Mỹ về Việt Nam để lan tỏa tinh thần Toán học hướng đến thực tế, giúp ích cho nền công nghệ, công nghiệp của đất nước.
Theo đó, tối 11-6, ban tổ chức VNUS 2019 phối hợp với Đại học Quy Nhơn tổ chức một tọa đàm, chủ yếu hướng đến sinh viên để nâng cao nhận thức rằng, học Toán không đơn thuần chỉ là học lý thuyết, mà đa số những người học Toán sau này sẽ làm trực tiếp cho các ứng dụng cụ thể trong công nghệ kỹ thuật.
“Trong thời đại mới, với ứng dụng công nghệ 4.0, những người có hiểu biết, kiến thức về Toán thực sự là những người lao động mà kinh tế, xã hội sẽ phải cần họ...”, GS Ngô Bảo Châu khẳng định.
Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu tại VNUS 2019 |