Bài này sẽ viết về SỐ 7 , một con số huyền bí và đặc biệt. Số 7 trong Toán học 7 là số nguyên tố, nghĩa là nó chỉ chia hết cho 1 và chính ...
Bài này sẽ viết về SỐ 7, một con số huyền bí và đặc biệt.
Nó là một số kì diệu.
1/7 = 0,(142857)
Tận cùng là 7 sau mỗi chu kì.
Ta nhận thấy rằng:
142857 x 1 = 142857.
142857 x 2 = 285714.
142857 x 3 = 428571.
142857 x 4 = 571428.
142857 x 5 = 714285.
142857 x 6 = 857142.
Kết quả chỉ là sự sắp xếp lại của số 142857. Tuy nhiên khi nhân với 7 thì khá đặc biệt
142857 x 7 = 999999.
Ở phương Tây, theo trường phái Thuật số do nhà toán học Pythagoras (Pi-ta-go) sáng lập thì số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
Số 7 tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần”.
Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật. Văn hóa Nhật Bản còn có “7 vị thần may mắn”.
Trong Phật giáo số 7 là con số "sinh" vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen; nhưng cũng là con số "diệt vì con người chết đi sẽ phải xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho họ, người ta lấy bội số của số 7 = 49 ngày.
Trong Thiên Chúa giáo, Chúa Trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Sau đó, để tạo ra loài người thì Chúa trời đã lấy xương sườn số 7 bên trái của Adam để tạo ra Eva.
Chưa hết, những cung bậc cảm xúc đa dạng của con người cũng được chia ra làm 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7...
Nhưng nếu gạt bỏ những quan niệm duy tâm, con số 7 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế:
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.
- Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7.
- Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.
- Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.
Số 7 thật kỳ diệu phải không nào? Bây giờ thì bạn đã biết tại sao người xưa lại ưa chuộng con số 7 như vậy rồi đó.
Số 7 trong Toán học
7 là số nguyên tố, nghĩa là nó chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Nó cũng là số nguyên tố Mersenne (7=2^3-1).Nó là một số kì diệu.
1/7 = 0,(142857)
Tận cùng là 7 sau mỗi chu kì.
Ta nhận thấy rằng:
142857 x 1 = 142857.
142857 x 2 = 285714.
142857 x 3 = 428571.
142857 x 4 = 571428.
142857 x 5 = 714285.
142857 x 6 = 857142.
Kết quả chỉ là sự sắp xếp lại của số 142857. Tuy nhiên khi nhân với 7 thì khá đặc biệt
142857 x 7 = 999999.
Số 7 trong quan niệm của người xưa
Ở phương Tây, theo trường phái Thuật số do nhà toán học Pythagoras (Pi-ta-go) sáng lập thì số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
Số 7 tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần”.
Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật. Văn hóa Nhật Bản còn có “7 vị thần may mắn”.
Trong Phật giáo số 7 là con số "sinh" vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen; nhưng cũng là con số "diệt vì con người chết đi sẽ phải xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho họ, người ta lấy bội số của số 7 = 49 ngày.
Trong Thiên Chúa giáo, Chúa Trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Sau đó, để tạo ra loài người thì Chúa trời đã lấy xương sườn số 7 bên trái của Adam để tạo ra Eva.
Số 7 trong đời sống
Mặt khác, chúng ta còn có chu kỳ 7 ngày trong 1 tuần, 7 ngành nghệ thuật, 7 nốt nhạc trong thế giới âm nhạc, 7 kỳ quan thế giới hay thất khiếu (7 lỗ trên mặt người bao gồm: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng).Chưa hết, những cung bậc cảm xúc đa dạng của con người cũng được chia ra làm 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7...
Nhưng nếu gạt bỏ những quan niệm duy tâm, con số 7 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế:
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.
- Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7.
- Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.
- Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.
Số 7 thật kỳ diệu phải không nào? Bây giờ thì bạn đã biết tại sao người xưa lại ưa chuộng con số 7 như vậy rồi đó.