Tạp chí Epsilon số 11 lần này được xuất bản trong bối cảnh các thủ tục thành lập Tạp chí Pi đã có những bước tiến triển lạc quan và sẽ có g...
Tạp chí Epsilon số 11 lần này được xuất bản trong bối cảnh các thủ tục thành lập Tạp chí Pi đã có những bước tiến triển lạc quan và sẽ có giấy phép chính thức trong thời gian tới. Có nghĩa là khả năng số báo Pi đầu tiên sẽ ra đời là rất cao.
Trong khi chờ đợi số báo chuyên nghiệp đầu tiên đó, Epsilon 11 vẫn sẽ làm nhiệm vụ của mình, chắt chiu những điều nho nhỏ đem đến cho bạn đọc của mình.
bày thế nào để người đọc hiểu được lối suy nghĩ dẫn dắt đến lời giải đó luôn là rất khó.
Và đó thực sự mới là điều mà ta cần học. Vì suy cho cùng, không thể học thuộc hết tất cả
các lời giải. Cái mà ta có thể học, đó là những suy luận có lý dẫn dắt ta đến với lời giải.
Số 11 của Epsilon xin giới thiệu với độc giả một bài toán như thế với sự dẫn dắt của thầy Hà Huy Khoái.
Cái khó nhất của mỗi người khi đứng trước bài toán là tìm phương pháp gì để giải quyết? Không ai “mách” cho bạn là với bài đó, cần dùng phương pháp gì (trừ những bài tập “minh hoạ” cuối mỗi chương sách). Những cuốn sách bài tập (với đề ra, lời giải hoàn chỉnh) nhiều khi không cho ta biết làm thế nào mà tác giả tìm ra cách giải đó. Dù đã hiểu lời giải, thậm chí đã nhớ lời giải, vẫn chưa thể nói là đã hiểu bài toán nếu chưa trả lời được câu hỏi trên. Và nếu gặp lại bài toán đó, nhưng với cách phát biểu khác, bạn có thể vẫn tưởng như gặp nó lần đầu.
Những điều nói trên đây gợi cho tôi ý định viết một cuốn sách bài tập, nhưng trong đó không có sẵn những lời giải đẹp đẽ, mà bạn đọc cùng với tác giả lần mò cùng nhau để tìm cách giải quyết.
Để làm ví dụ cho việc đó, mà tôi nghĩ là cần thiết khi giảng dạy, tôi chọn ra đây (chưa thể gọi là “chọn lọc”, vì không có đủ thời gian) một số bài toán thuộc những loại khác nhau, và thuộc những phần mà theo tôi chưa được giảng dạy nhiều ở THPT (chuyên). Tôi sẽ cố gắng bổ sung để đến khi có thể hoàn thành một cuốn sách bài tập theo cách đó.
Ta hãy bắt đầu từ bài toán sau đây, mà theo kinh nghiệm cá nhân, “độ khó” của nó tương đương với bài ra trong kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc môn toán (có thể không là bài khó nhất, nhưng không là bài dễ nhất).
TẢI FILE VỀ
Trong khi chờ đợi số báo chuyên nghiệp đầu tiên đó, Epsilon 11 vẫn sẽ làm nhiệm vụ của mình, chắt chiu những điều nho nhỏ đem đến cho bạn đọc của mình.
Trích lời giới thiệu bài báo đầu tiên trong Epsilon 11
Trình bày lời giải của một bài toán khi ta đã biết lời giải không phải là khó. Nhưng trìnhbày thế nào để người đọc hiểu được lối suy nghĩ dẫn dắt đến lời giải đó luôn là rất khó.
Và đó thực sự mới là điều mà ta cần học. Vì suy cho cùng, không thể học thuộc hết tất cả
các lời giải. Cái mà ta có thể học, đó là những suy luận có lý dẫn dắt ta đến với lời giải.
Số 11 của Epsilon xin giới thiệu với độc giả một bài toán như thế với sự dẫn dắt của thầy Hà Huy Khoái.
Cái khó nhất của mỗi người khi đứng trước bài toán là tìm phương pháp gì để giải quyết? Không ai “mách” cho bạn là với bài đó, cần dùng phương pháp gì (trừ những bài tập “minh hoạ” cuối mỗi chương sách). Những cuốn sách bài tập (với đề ra, lời giải hoàn chỉnh) nhiều khi không cho ta biết làm thế nào mà tác giả tìm ra cách giải đó. Dù đã hiểu lời giải, thậm chí đã nhớ lời giải, vẫn chưa thể nói là đã hiểu bài toán nếu chưa trả lời được câu hỏi trên. Và nếu gặp lại bài toán đó, nhưng với cách phát biểu khác, bạn có thể vẫn tưởng như gặp nó lần đầu.
Những điều nói trên đây gợi cho tôi ý định viết một cuốn sách bài tập, nhưng trong đó không có sẵn những lời giải đẹp đẽ, mà bạn đọc cùng với tác giả lần mò cùng nhau để tìm cách giải quyết.
Để làm ví dụ cho việc đó, mà tôi nghĩ là cần thiết khi giảng dạy, tôi chọn ra đây (chưa thể gọi là “chọn lọc”, vì không có đủ thời gian) một số bài toán thuộc những loại khác nhau, và thuộc những phần mà theo tôi chưa được giảng dạy nhiều ở THPT (chuyên). Tôi sẽ cố gắng bổ sung để đến khi có thể hoàn thành một cuốn sách bài tập theo cách đó.
Ta hãy bắt đầu từ bài toán sau đây, mà theo kinh nghiệm cá nhân, “độ khó” của nó tương đương với bài ra trong kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc môn toán (có thể không là bài khó nhất, nhưng không là bài dễ nhất).
Mục lục bài viết trong Epsilon 11
Xem file PDF trực tuyến và link download
File PDF gồm 171 trang A4TẢI FILE VỀ