Xin giới thiệu bài viết NƯỚC MỸ CHỌN VÀ LUYỆN ĐỘI TUYỂN THI TOÁN QUỐC TẾ (IMO) THẾ NÀO? của Giáo sư Toán học Lê Tự Quốc Thắng (Học viện Công...
Xin giới thiệu bài viết NƯỚC MỸ CHỌN VÀ LUYỆN ĐỘI TUYỂN THI TOÁN QUỐC TẾ (IMO) THẾ NÀO? của Giáo sư Toán học Lê Tự Quốc Thắng (Học viện Công Nghệ Georgia, Hoa Kỳ).
Bài viết này giới thiệu cách Mỹ chọn và luyện đội tuyển IMO. Để viết bài này, tôi đã tham khảo các tài liệu trên Internet, phỏng vấn các huấn luyện viên đội tuyển Mỹ, và các thành viên các đội tuyển IMO của nhiều nước trên thế giới.
Mỹ là nước không có các hệ thống trường chuyên lớp chọn như Nga, Trung Quốc, hay Việt Nam, nhưng Mỹ luôn chiếm vị trí khá cao trong các kỳ thi vô địch toán quốc tế (IMO).
Trước hết xin nhấn mạnh một điểm: Độc giả đừng nhầm lẫn giữa việc tuyển chọn và huấn luyện cho các kỳ thi (Toán, Lý, Tin học, ...) với việc đào tạo học sinh có năng khiếu ở Mỹ, vì ở Mỹ hai vấn đề này, dù có liên quan với nhau, vẫn khác nhau rất xa, không như ở Việt Nam. Mục đích đào tạo học sinh giỏi ở Mỹ là để phát triển hết khả năng cho các học sinh có năng khiếu chứ không nhằm vào việc thi các kỳ thi Olympiad.
Tôi sẽ viết về việc đào tạo học sinh năng khiếu ở Mỹ ở một bài khác. Bài viết này tập trung vào các nội dung như đã nêu ở tiêu đề.
Ở Mỹ không phải học sinh giỏi toán nào cũng biết/muốn thi toán quốc tế. Văn hóa Mỹ không đánh giá quá cao các tài năng toán học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều các học sinh của đội tuyển Mỹ trong các kỳ thi này là những học sinh nhập cư hoặc con của những người nhập cư từ các nước mà ở đó giáo dục toán học được coi trọng và các tài năng toán học được nuôi dưỡng thông qua một quy trình khó khăn và kiên trì...
Nguyên văn bài báo trên tạp chí Toán học Epsilon.
Cứ 10 năm IMO lại tăng lên một cấp độ cao hơn. Đội tuyển Mỹ có thể đối mặt rất tốt với những thay đổi, hầu hết là vì những người trẻ đã đổi mới chương trình đào tạo. Mỗi năm, các bài toán mỗi lúc một khó hơn, và học sinh của chúng tôi cũng ngày càng giỏi hơn. Bây giờ chúng tôi đã có nhiều học sinh hơn, chúng tôi có những cơ sở vật chất tốt hơn, chúng tôi có quá trình tuyển chọn cạnh tranh hơn và cũng có nhiều nguồn tài liệu hơn: Sách, Internet, các chương trình đào tạo tại địa phương.
Bài viết này giới thiệu cách Mỹ chọn và luyện đội tuyển IMO. Để viết bài này, tôi đã tham khảo các tài liệu trên Internet, phỏng vấn các huấn luyện viên đội tuyển Mỹ, và các thành viên các đội tuyển IMO của nhiều nước trên thế giới.
Mỹ là nước không có các hệ thống trường chuyên lớp chọn như Nga, Trung Quốc, hay Việt Nam, nhưng Mỹ luôn chiếm vị trí khá cao trong các kỳ thi vô địch toán quốc tế (IMO).
Trước hết xin nhấn mạnh một điểm: Độc giả đừng nhầm lẫn giữa việc tuyển chọn và huấn luyện cho các kỳ thi (Toán, Lý, Tin học, ...) với việc đào tạo học sinh có năng khiếu ở Mỹ, vì ở Mỹ hai vấn đề này, dù có liên quan với nhau, vẫn khác nhau rất xa, không như ở Việt Nam. Mục đích đào tạo học sinh giỏi ở Mỹ là để phát triển hết khả năng cho các học sinh có năng khiếu chứ không nhằm vào việc thi các kỳ thi Olympiad.
Tôi sẽ viết về việc đào tạo học sinh năng khiếu ở Mỹ ở một bài khác. Bài viết này tập trung vào các nội dung như đã nêu ở tiêu đề.
Ở Mỹ không phải học sinh giỏi toán nào cũng biết/muốn thi toán quốc tế. Văn hóa Mỹ không đánh giá quá cao các tài năng toán học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều các học sinh của đội tuyển Mỹ trong các kỳ thi này là những học sinh nhập cư hoặc con của những người nhập cư từ các nước mà ở đó giáo dục toán học được coi trọng và các tài năng toán học được nuôi dưỡng thông qua một quy trình khó khăn và kiên trì...
Nguyên văn bài báo trên tạp chí Toán học Epsilon.
Cứ 10 năm IMO lại tăng lên một cấp độ cao hơn. Đội tuyển Mỹ có thể đối mặt rất tốt với những thay đổi, hầu hết là vì những người trẻ đã đổi mới chương trình đào tạo. Mỗi năm, các bài toán mỗi lúc một khó hơn, và học sinh của chúng tôi cũng ngày càng giỏi hơn. Bây giờ chúng tôi đã có nhiều học sinh hơn, chúng tôi có những cơ sở vật chất tốt hơn, chúng tôi có quá trình tuyển chọn cạnh tranh hơn và cũng có nhiều nguồn tài liệu hơn: Sách, Internet, các chương trình đào tạo tại địa phương.