Giáo sư toán học đầu tiên ở Việt Nam là ai, tiểu sử của giáo sư toán học lỗi lạc ở Việt Nam
Khác với hầu hết các nước, giáo sư toán học ở Việt Nam là học hàm (chức danh) cao nhất được Nhà nước phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu toán học.
Vì vậy, để biết ai là giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam thì ta căn cứ vào danh sách giáo sư được Nhà nước phong tặng trong đợt đầu tiên vào năm 1956.
Tháng 11/1956, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 162/CP về việc phong hàm giáo sư cho nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực Toán học có 2 người: Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm. Như vậy hai nhà toán học này có thể xem là những giáo sư toán học đầu tiên ở Việt Nam.
Trong đó Lê Văn Thiêm là nhà toán học lỗi lạc của Việt Nam (có thể xem là một trong những nhà toán học hàng đầu VN từ xưa đến nay). Ông Thiêm còn là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam.
Đỗ cao nên ông nhận được học bổng của Hội Như Tây du học (một hội khuyến học của Nam triều) để sang Pháp học tiếp. Đến Paris, ngành học đầu tiên ông Bửu chọn là toán học. Các giáo sư Pháp rất quý ông về sự nhạy cảm toán học và óc suy luận thông minh, sắc bén. Sau này, GS. Lê Văn Thiêm kể lại: Trong kỳ thi lấy một chứng chỉ rất khó, hơn 100 người dự thi, chỉ có 4 người đỗ trong đó có ông Bửu. Sau khi theo học chương trình cử nhân khoa học tại Đại học Sorbonne (Paris), ông Bửu xuống Bordeaux để học thêm thầy Trousset về cơ học.
Trở về nước, trong mấy năm đầu chống Pháp vô cùng khó khăn, ông liên tiếp cho ra mắt bạn đọc nhiều cuốn sách như: Thống kê thường thức, Vật lý cương yếu, Nguyên tử - Hạt nhân - Vũ trụ tuyến. Năm 1948 ở Việt Bắc, ông Nguyễn Xiển nói: “Trong thời kỳ kháng chiến này, ông Bửu là nhà khoa học viết được nhiều nhất, do vậy có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến các thế hệ đương thời. Với những người mở đường như ông Bửu, chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học có tài không kém nước khác”.
GS. Lê Văn Thiêm có lần kể lại: “Năm 1951, đến thăm anh Bửu tại một ngôi nhà lá dùng làm trụ sở của cơ quan Bộ Quốc phòng giữa rừng Tuyên Quang, tôi kinh ngạc và thú vị khi thấy, tuy chìm ngập trong công việc, anh vẫn dành thời gian đọc các sách báo toán nổi tiếng qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức...”.
GS Bửu có thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, đọc rất nhanh, nhớ rất lâu. Có lần qua châu Sơn Dương, ngồi trên lưng ngựa, mải mê đọc Nicolas Bourbaki, ông ngã tòm xuống suối! Về sau, ông viết cuốn Về cấu trúc của N. Bourbaki (1960). Và, cuốn sách giới thiệu khoa học hiện đại cuối cùng của GS. Bửu là cuốn Hạt cơ bản in sau khi ông qua đời. Nhà toán học Ba Lan Mikusinsky gửi tặng GS. Bửu một số kết quả nghiên cứu mới của mình. GS Bửu đọc hiểu từ tiếng Ba Lan và sau đó thuyết trình về toán tử Mikusinsky cho các giảng viên toán tại các trường đại học ở Hà Nội.
GS. Tạ Quang Bửu đã hết lòng xây dựng đội ngũ các nhà toán học Việt Nam. Ngay trong những năm chiến tranh ác liệt, để cập nhật kiến thức cho đội ngũ toán học nước ta, ông đã mời nhiều nhà toán học Pháp được tặng Huy chương Fields như Laurent Schwartz hay Alexandre Grothendieck sang thăm Việt Nam, đọc bài giảng về các vấn đề toán học hiện đại nhất.
Có thể nói, GS. Tạ Quang Bửu có mối quan hệ gắn bó thân thiết và có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhà khoa học, kỹ thuật có uy tín ở nước ta như: Hoàng Tụy, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự, Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Đạo, Hoàng Xuân Sính, Nguyễn Đình Trí, Hoàng Hữu Đường, Phan Đức Chính, Phạm Hữu Sách, Đàm Trung Đồn, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Lân Dũng, Đặng Vũ Minh, Nguyễn Văn Điệp, Hà Huy Khoái, Ngô Huy Cẩn (tiến sĩ khoa học cơ học, bố của nhà toán học Ngô Bảo Châu),...
Ông đã mạnh dạn đưa học sinh ta đi dự các Olympic Toán Quốc tế ngay từ mùa hè năm 1974, khi nửa nước còn chiến tranh giải phóng. Nhiều học sinh chuyên toán thời ấy, về sau, đã trở thành những nhà toán học, nhà vật lý, nhà cơ học hay nhà quản lý khoa học và giáo dục có tiếng...
Ông cũng từng kinh qua các chức vụ lãnh đạo cấp cao và là người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Ông mất năm 1986. Thọ 76 tuổi. Tên của ông được đặt cho một số con đường ở VN.
Vì vậy, để biết ai là giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam thì ta căn cứ vào danh sách giáo sư được Nhà nước phong tặng trong đợt đầu tiên vào năm 1956.
Tháng 11/1956, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 162/CP về việc phong hàm giáo sư cho nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực Toán học có 2 người: Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm. Như vậy hai nhà toán học này có thể xem là những giáo sư toán học đầu tiên ở Việt Nam.
Trong đó Lê Văn Thiêm là nhà toán học lỗi lạc của Việt Nam (có thể xem là một trong những nhà toán học hàng đầu VN từ xưa đến nay). Ông Thiêm còn là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam.
1. GIÁO SƯ TẠ QUANG BỬU
Tạ Quang Bửu sinh 1910 tại làng Hoành Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Năm 1929, là học sinh trường Bưởi (Hà Nội), Tạ Quang Bửu đỗ đầu kỳ thi tú tài bản xứ (chương trình học và thi rất nặng). Sau đó, ông thi cùng học sinh các trường Tây, đỗ đầu tú tài Tây ban toán, và đỗ hạng ưu tú tài Tây ban triết. Toán học và triết học là hai môn được ông yêu thích ngay từ khi còn trẻ.Đỗ cao nên ông nhận được học bổng của Hội Như Tây du học (một hội khuyến học của Nam triều) để sang Pháp học tiếp. Đến Paris, ngành học đầu tiên ông Bửu chọn là toán học. Các giáo sư Pháp rất quý ông về sự nhạy cảm toán học và óc suy luận thông minh, sắc bén. Sau này, GS. Lê Văn Thiêm kể lại: Trong kỳ thi lấy một chứng chỉ rất khó, hơn 100 người dự thi, chỉ có 4 người đỗ trong đó có ông Bửu. Sau khi theo học chương trình cử nhân khoa học tại Đại học Sorbonne (Paris), ông Bửu xuống Bordeaux để học thêm thầy Trousset về cơ học.
Trở về nước, trong mấy năm đầu chống Pháp vô cùng khó khăn, ông liên tiếp cho ra mắt bạn đọc nhiều cuốn sách như: Thống kê thường thức, Vật lý cương yếu, Nguyên tử - Hạt nhân - Vũ trụ tuyến. Năm 1948 ở Việt Bắc, ông Nguyễn Xiển nói: “Trong thời kỳ kháng chiến này, ông Bửu là nhà khoa học viết được nhiều nhất, do vậy có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến các thế hệ đương thời. Với những người mở đường như ông Bửu, chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học có tài không kém nước khác”.
GS. Lê Văn Thiêm có lần kể lại: “Năm 1951, đến thăm anh Bửu tại một ngôi nhà lá dùng làm trụ sở của cơ quan Bộ Quốc phòng giữa rừng Tuyên Quang, tôi kinh ngạc và thú vị khi thấy, tuy chìm ngập trong công việc, anh vẫn dành thời gian đọc các sách báo toán nổi tiếng qua tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức...”.
GS Bửu có thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, đọc rất nhanh, nhớ rất lâu. Có lần qua châu Sơn Dương, ngồi trên lưng ngựa, mải mê đọc Nicolas Bourbaki, ông ngã tòm xuống suối! Về sau, ông viết cuốn Về cấu trúc của N. Bourbaki (1960). Và, cuốn sách giới thiệu khoa học hiện đại cuối cùng của GS. Bửu là cuốn Hạt cơ bản in sau khi ông qua đời. Nhà toán học Ba Lan Mikusinsky gửi tặng GS. Bửu một số kết quả nghiên cứu mới của mình. GS Bửu đọc hiểu từ tiếng Ba Lan và sau đó thuyết trình về toán tử Mikusinsky cho các giảng viên toán tại các trường đại học ở Hà Nội.
GS. Tạ Quang Bửu đã hết lòng xây dựng đội ngũ các nhà toán học Việt Nam. Ngay trong những năm chiến tranh ác liệt, để cập nhật kiến thức cho đội ngũ toán học nước ta, ông đã mời nhiều nhà toán học Pháp được tặng Huy chương Fields như Laurent Schwartz hay Alexandre Grothendieck sang thăm Việt Nam, đọc bài giảng về các vấn đề toán học hiện đại nhất.
Có thể nói, GS. Tạ Quang Bửu có mối quan hệ gắn bó thân thiết và có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhà khoa học, kỹ thuật có uy tín ở nước ta như: Hoàng Tụy, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự, Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Đạo, Hoàng Xuân Sính, Nguyễn Đình Trí, Hoàng Hữu Đường, Phan Đức Chính, Phạm Hữu Sách, Đàm Trung Đồn, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Lân Dũng, Đặng Vũ Minh, Nguyễn Văn Điệp, Hà Huy Khoái, Ngô Huy Cẩn (tiến sĩ khoa học cơ học, bố của nhà toán học Ngô Bảo Châu),...
Ông đã mạnh dạn đưa học sinh ta đi dự các Olympic Toán Quốc tế ngay từ mùa hè năm 1974, khi nửa nước còn chiến tranh giải phóng. Nhiều học sinh chuyên toán thời ấy, về sau, đã trở thành những nhà toán học, nhà vật lý, nhà cơ học hay nhà quản lý khoa học và giáo dục có tiếng...
Ông cũng từng kinh qua các chức vụ lãnh đạo cấp cao và là người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Ông mất năm 1986. Thọ 76 tuổi. Tên của ông được đặt cho một số con đường ở VN.