Như chúng ta đã biết, thí sinh Nguyễn Kim Phượng là thủ khoa duy nhất cho đến thời điểm này đạt 30 điểm tuyệt đối trong kì thi đại học 201...
Như chúng ta đã biết, thí sinh Nguyễn Kim Phượng là thủ khoa duy nhất cho đến thời điểm này đạt 30 điểm tuyệt đối trong kì thi đại học 2012.
Khi chúng tôi thông báo tin vui, bà Nguyễn Thị Kim Tuyên, mẹ học sinh Nguyễn Kim Phượng, chỉ biết cười bởi bà không tin rằng con bà có thể đậu thủ khoa với mức điểm tuyệt đối: “Con bé ham chơi lắm, làm sao có thể làm được chuyện ấy!”.
Phượng ngập ngừng thổ lộ: “Em không phải là người học giỏi nhất trường, nhất lớp - tin vui ấy quá lớn. Suốt những năm học cấp III, chỉ một lần em thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong suy nghĩ của em, thủ khoa phải là người có nhiều thành tích xuất sắc hơn. Mỗi ngày ở nhà em tự học bốn giờ, đi học thêm ba giờ và chỉ học thêm hai môn hóa và sinh. Khi học trên trường thì em tập trung tối đa, dành thời gian nhiều cho những môn mình thích, tập trung hỏi thêm những câu mà mình quan tâm. Buổi tối thì 8g30 em đã đi ngủ rồi!”. Ở câu chuyện kể về mình, Phượng thú nhận mình là người mê chơi: chơi game, xem phim, lướt web! Thời gian giải trí của Phượng đơn giản là khoảng trống giữa những giờ học. Lúc ấy cô bé có thể nhởn nhơ trong góc riêng của những trò game đơn giản, những trang web chứa danh mục các phim hoạt hình...
Nhưng có một điều Phượng khẳng định rất chắc chắn: “Em là người xác định nhiệm vụ rất rõ ràng, lúc học cấp II thì em muốn vào trường chuyên. Khi vào trường chuyên, em nhắm đến cánh cửa một trường đại học mà em thích. Cứ thế, em luôn mang theo mục tiêu trong hành trình của mình”. Đó cũng là lý do vì sao Phượng không tham gia thêm bất kỳ một cuộc thi học sinh giỏi. Kinh nghiệm của lần thi học sinh giỏi đầu tiên em rút ra được là: “Để có một danh hiệu khiến em mất quá nhiều thời gian ôn luyện, trong khi em cần thời gian rảnh rỗi để học tốt chương trình giáo khoa, luyện các bài tập thi đại học khó từ trước đến nay và xem các phim, các website có liên quan đến lĩnh vực học tập mà mình quan tâm”.
Phượng luôn duy trì tổng lượng thời gian học trên trường và ở nhà khoảng bảy giờ một ngày. Mẹ em nói: “Tôi không hài lòng và cho rằng thời gian học vậy là ít. Con bé đã thuyết phục tôi rằng những điều cần thiết đã làm xong bằng kết quả học tập, hãy để cho con một ít thời gian để làm những điều mà mình thích”.
Phượng cho biết mình cực ghét những bài tập có sẵn lề lối. Cô Phùng Thị Hảo, giáo viên dạy thêm môn hóa mà Phượng thân thiết, khẳng định điều này. Cô Hảo kể: “Phượng tiếp thu các bài tập có sẵn công thức giải rất nhanh nhưng em không xem đó là thế mạnh. Em thích tiếp cận những bài tập đòi hỏi tính suy luận cao. Có lẽ đây là cách khiến em chưa bao giờ là học sinh giỏi nhất nhưng lại là học sinh đặc biệt khiến bạn bè phải nể”. Trước nhận xét của cô Hảo, Phượng trả lời rất gọn gàng: “Em thích đi tìm chìa khóa hơn là nhận chìa khóa từ người khác”.
“Em nghĩ em đậu Đại học vì đề thi đối với em là dễ nhưng em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đạt kết quả tuyệt đối!”. Hình như với nữ sinh ít nói này, mọi thứ đều đơn giản. Em không thích lên báo vì sợ người ta sẽ nói “quá lên” về mình. Đối với em, việc đạt được mục đích vào Đại học gần như là “điều phải làm”, việc lựa chọn thi vào trường chuyên ngày xưa cũng là vì “mẹ thích”, việc chọn ngành răng hàm mặt vì em nghĩ nó phát triển được ở Đà Lạt.
Nguyễn Kim Phượng bên chồng sách giáo khoa. Ảnh: TTO |
Phượng ngập ngừng thổ lộ: “Em không phải là người học giỏi nhất trường, nhất lớp - tin vui ấy quá lớn. Suốt những năm học cấp III, chỉ một lần em thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong suy nghĩ của em, thủ khoa phải là người có nhiều thành tích xuất sắc hơn. Mỗi ngày ở nhà em tự học bốn giờ, đi học thêm ba giờ và chỉ học thêm hai môn hóa và sinh. Khi học trên trường thì em tập trung tối đa, dành thời gian nhiều cho những môn mình thích, tập trung hỏi thêm những câu mà mình quan tâm. Buổi tối thì 8g30 em đã đi ngủ rồi!”. Ở câu chuyện kể về mình, Phượng thú nhận mình là người mê chơi: chơi game, xem phim, lướt web! Thời gian giải trí của Phượng đơn giản là khoảng trống giữa những giờ học. Lúc ấy cô bé có thể nhởn nhơ trong góc riêng của những trò game đơn giản, những trang web chứa danh mục các phim hoạt hình...
Nhưng có một điều Phượng khẳng định rất chắc chắn: “Em là người xác định nhiệm vụ rất rõ ràng, lúc học cấp II thì em muốn vào trường chuyên. Khi vào trường chuyên, em nhắm đến cánh cửa một trường đại học mà em thích. Cứ thế, em luôn mang theo mục tiêu trong hành trình của mình”. Đó cũng là lý do vì sao Phượng không tham gia thêm bất kỳ một cuộc thi học sinh giỏi. Kinh nghiệm của lần thi học sinh giỏi đầu tiên em rút ra được là: “Để có một danh hiệu khiến em mất quá nhiều thời gian ôn luyện, trong khi em cần thời gian rảnh rỗi để học tốt chương trình giáo khoa, luyện các bài tập thi đại học khó từ trước đến nay và xem các phim, các website có liên quan đến lĩnh vực học tập mà mình quan tâm”.
Phượng luôn duy trì tổng lượng thời gian học trên trường và ở nhà khoảng bảy giờ một ngày. Mẹ em nói: “Tôi không hài lòng và cho rằng thời gian học vậy là ít. Con bé đã thuyết phục tôi rằng những điều cần thiết đã làm xong bằng kết quả học tập, hãy để cho con một ít thời gian để làm những điều mà mình thích”.
Phượng cho biết mình cực ghét những bài tập có sẵn lề lối. Cô Phùng Thị Hảo, giáo viên dạy thêm môn hóa mà Phượng thân thiết, khẳng định điều này. Cô Hảo kể: “Phượng tiếp thu các bài tập có sẵn công thức giải rất nhanh nhưng em không xem đó là thế mạnh. Em thích tiếp cận những bài tập đòi hỏi tính suy luận cao. Có lẽ đây là cách khiến em chưa bao giờ là học sinh giỏi nhất nhưng lại là học sinh đặc biệt khiến bạn bè phải nể”. Trước nhận xét của cô Hảo, Phượng trả lời rất gọn gàng: “Em thích đi tìm chìa khóa hơn là nhận chìa khóa từ người khác”.
“Em nghĩ em đậu Đại học vì đề thi đối với em là dễ nhưng em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đạt kết quả tuyệt đối!”. Hình như với nữ sinh ít nói này, mọi thứ đều đơn giản. Em không thích lên báo vì sợ người ta sẽ nói “quá lên” về mình. Đối với em, việc đạt được mục đích vào Đại học gần như là “điều phải làm”, việc lựa chọn thi vào trường chuyên ngày xưa cũng là vì “mẹ thích”, việc chọn ngành răng hàm mặt vì em nghĩ nó phát triển được ở Đà Lạt.
MathVn.Com (Theo Tuổi trẻ)