Trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 52 (IMO 2011), 6 học sinh VN tham gia chỉ đoạt huy chương đồng và đoàn VN xếp thứ 31/90. ...
Trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 52 (IMO 2011), 6 học sinh VN tham gia chỉ đoạt huy chương đồng và đoàn VN xếp thứ 31/90.
Nhận định về kết quả này, TS Trần Nam Dũng (Tp HCM) nếu ý kiến trên một diễn đàn Toán:
"Kết quả IMO năm nay của đoàn Việt Nam nằm ngoài tất cả các dự đoán bi quan nhất. Phải thẳng thắn thừa nhận đây là một bước lùi trong phong trào Olympic Toán của chúng ta.
Tuy nhiên, điều này không phải là bất ngờ. Điều này đã được dự đoán trước sau hàng loạt những chính sách diễn ra vào những năm 2006-2007. Dù sau đó chúng ta có thành tích "vang dội" trên sân nhà năm 2007 và may mắn thoát hiểm 3 năm sau đó nhưng chưa bao giờ chúng ta cảm thấy tự tin như những năm trước đây.
Sẽ cần có một cuộc Hội thảo nghiêm túc để mổ xẻ vấn đề và tìm ra giải pháp. Và tôi nghĩ một trong những giải pháp quan trọng là một chương trình đào tạo, bồi dưỡng dài hơi với từ những lớp dưới và từ cấp cơ sở. Ở đây vai trò của các thầy cô ở các lớp 8, 9, 10 rất quan trọng, và ở các huyện, các tỉnh rất quan trọng.
Và chúng ta cần khiêm tốn học hỏi. Học Nga, Mỹ, Rumani đã đành, phải học cả Singapore, Nhật Bản, Thái Lan nữa.
Kỳ thi IMO 2011 đã khép lại một năm Olympic với nhiều kỷ niệm buồn vui. Chúng ta hãy cùng gác qua những nỗi buồn để chờ đón năm 2012 với nhiều đổi mới và thành công."
Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời trên báo Tuổi trẻ về kết quả tệ nhất trong 37 năm tham dự (1974-2011):
"Thực tế 5-6 năm nay rất ít em thi toán quốc tế đeo đuổi theo ngành toán. Điểm thi ĐH vào khoa toán ở các trường tốt nhất cũng rất thấp, chứng tỏ rất ít học sinh theo ngành toán nói riêng và khoa học cơ bản nói chung. Đó là điều rất đáng lo ngại.
Ở các nước phát triển, các nhà khoa học được tạo điều kiện tối đa để tập trung vào công việc nghiên cứu chuyên môn. Tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai VN có được điều kiện như vậy, nhưng chúng ta phải làm từng bước, từng bước để đạt được điều đó.
Song tôi cho rằng VN có thể làm được điều này: tổ chức những nhóm làm việc về những đề án nghiên cứu lớn, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học VN cũng như các nhà khoa học trẻ người VN ở nước ngoài để họ thấy ở VN họ cũng có cơ hội và có thể làm được khoa học, sống được bằng khoa học”.
Trong thành phần đội tuyển Toán năm nay vắng bóng các học sinh của các trường chủ lực trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế như: THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN), THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông Hồ Sĩ Đàm (Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia HN) giải thích trên báo Tiền Phong: "Việc Bộ GD&ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào ĐH làm giảm sút lớn tinh thần học chuyên, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của học sinh, phụ huynh, các thầy, nhà trường”.
Nhiều năm theo chân đội tuyển Olympic Tin học quốc tế và gặt hái nhiều vinh quang, ông Hồ Sĩ Đàm cũng xin rút khỏi đoàn do bất đồng về chính sách đào tạo học sinh chuyên.
Ông Đàm nói: “6 huy chương đồng cho Toán và không có huy chương vàng nào cho môn học vua này là một cú ngã ghê gớm của VN. 2.300 tỷ xây dựng phát triển trường chuyên là khoản đầu tư lớn. Nhưng có câu: "Không thầy đố mày làm nên".
Theo ông Đàm, cơ sở vật chất có lớn đến đâu nhưng lương “ba cọc ba đồng” thì giáo viên dạy chuyên khó mà tâm huyết. Các thầy sẽ tập trung vào làm đề tài khoa học và dễ “thu hoạch” 500-700 triệu đồng/năm, rồi viết báo đăng tạp chí nước ngoài… ngọt hơn đào tạo người tài rất nhiều.
MathVn.Com tổng hợp
Nhận định về kết quả này, TS Trần Nam Dũng (Tp HCM) nếu ý kiến trên một diễn đàn Toán:
"Kết quả IMO năm nay của đoàn Việt Nam nằm ngoài tất cả các dự đoán bi quan nhất. Phải thẳng thắn thừa nhận đây là một bước lùi trong phong trào Olympic Toán của chúng ta.
Tuy nhiên, điều này không phải là bất ngờ. Điều này đã được dự đoán trước sau hàng loạt những chính sách diễn ra vào những năm 2006-2007. Dù sau đó chúng ta có thành tích "vang dội" trên sân nhà năm 2007 và may mắn thoát hiểm 3 năm sau đó nhưng chưa bao giờ chúng ta cảm thấy tự tin như những năm trước đây.
Sẽ cần có một cuộc Hội thảo nghiêm túc để mổ xẻ vấn đề và tìm ra giải pháp. Và tôi nghĩ một trong những giải pháp quan trọng là một chương trình đào tạo, bồi dưỡng dài hơi với từ những lớp dưới và từ cấp cơ sở. Ở đây vai trò của các thầy cô ở các lớp 8, 9, 10 rất quan trọng, và ở các huyện, các tỉnh rất quan trọng.
Và chúng ta cần khiêm tốn học hỏi. Học Nga, Mỹ, Rumani đã đành, phải học cả Singapore, Nhật Bản, Thái Lan nữa.
Kỳ thi IMO 2011 đã khép lại một năm Olympic với nhiều kỷ niệm buồn vui. Chúng ta hãy cùng gác qua những nỗi buồn để chờ đón năm 2012 với nhiều đổi mới và thành công."
Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời trên báo Tuổi trẻ về kết quả tệ nhất trong 37 năm tham dự (1974-2011):
"Thực tế 5-6 năm nay rất ít em thi toán quốc tế đeo đuổi theo ngành toán. Điểm thi ĐH vào khoa toán ở các trường tốt nhất cũng rất thấp, chứng tỏ rất ít học sinh theo ngành toán nói riêng và khoa học cơ bản nói chung. Đó là điều rất đáng lo ngại.
Ở các nước phát triển, các nhà khoa học được tạo điều kiện tối đa để tập trung vào công việc nghiên cứu chuyên môn. Tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai VN có được điều kiện như vậy, nhưng chúng ta phải làm từng bước, từng bước để đạt được điều đó.
Song tôi cho rằng VN có thể làm được điều này: tổ chức những nhóm làm việc về những đề án nghiên cứu lớn, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học VN cũng như các nhà khoa học trẻ người VN ở nước ngoài để họ thấy ở VN họ cũng có cơ hội và có thể làm được khoa học, sống được bằng khoa học”.
Trong thành phần đội tuyển Toán năm nay vắng bóng các học sinh của các trường chủ lực trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế như: THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG HN), THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông Hồ Sĩ Đàm (Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia HN) giải thích trên báo Tiền Phong: "Việc Bộ GD&ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào ĐH làm giảm sút lớn tinh thần học chuyên, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của học sinh, phụ huynh, các thầy, nhà trường”.
Nhiều năm theo chân đội tuyển Olympic Tin học quốc tế và gặt hái nhiều vinh quang, ông Hồ Sĩ Đàm cũng xin rút khỏi đoàn do bất đồng về chính sách đào tạo học sinh chuyên.
Ông Đàm nói: “6 huy chương đồng cho Toán và không có huy chương vàng nào cho môn học vua này là một cú ngã ghê gớm của VN. 2.300 tỷ xây dựng phát triển trường chuyên là khoản đầu tư lớn. Nhưng có câu: "Không thầy đố mày làm nên".
Theo ông Đàm, cơ sở vật chất có lớn đến đâu nhưng lương “ba cọc ba đồng” thì giáo viên dạy chuyên khó mà tâm huyết. Các thầy sẽ tập trung vào làm đề tài khoa học và dễ “thu hoạch” 500-700 triệu đồng/năm, rồi viết báo đăng tạp chí nước ngoài… ngọt hơn đào tạo người tài rất nhiều.
MathVn.Com tổng hợp