Phiên họp Đại Hội đồng của Liên Đoàn toán học thế giới (IMU- International Mathematical Union) đã kết thúc ngày hôm nay, sau 2 ngày làm vi...
Phiên họp Đại Hội đồng của Liên Đoàn toán học thế giới (IMU- International Mathematical Union) đã kết thúc ngày hôm nay, sau 2 ngày làm việc tại Bangalor, Ấn Độ.
Đại hội toán học thế giới (ICM- Interrnational Congress of Mathematicians) sẽ diễn ra tại Hyderabad từ ngày 19- 27/8 là sự kiện trọng đại, nơi sẽ trao giải Fields trong phiên khai mạc, và sau đó là các báo cáo chuyên môn.
Còn Đại Hội đồng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức, với 20 đề mục công việc khác nhau.
Chiều hôm nay, 17/8, Đại Hội đồng đã kết thúc thắng lợi, mặc dù các cuộc bầu cử diễn ra rất thẳng thắn và gay gắt.
Lần đầu tiên, Việt Nam có một đại biểu (duy nhất) tham gia Đại Hội đồng. Đó là GS. TS Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội toán học Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam.
Chủ tịch: Ingrid Daubechies, ĐH Princeton (Mỹ)
Tổng thư ký: Martin Groetschel (Đức)
Phó Chủ tịch: Christiane Rousseau (Canada) và Marcelo Viana (Brasil)
6 ủy viên còn lại thuộc về các nước: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Anh và Pháp. Mặc dù đã bầu xong, nhưng nhiệm kỳ thực sự bắt đầu từ ngày 01/01/2011.
Ban thứ hai là Ban quốc tế về lịch sử toán học. Có 6 cương vị lãnh đạo được bầu vào CDC: Chủ tịch- Jose Antonio de la Pexna (Mehxico), 2 thư ký về chính sách và tài trợ thuộc về Mỹ và Ấn Độ. Ba ủy viên còn lại thuộc về châu Á (1), châu Phi (1) và châu Mỹ Latin (1).
Đại hội toán học thế giới (ICM- Interrnational Congress of Mathematicians) sẽ diễn ra tại Hyderabad từ ngày 19- 27/8 là sự kiện trọng đại, nơi sẽ trao giải Fields trong phiên khai mạc, và sau đó là các báo cáo chuyên môn.
Còn Đại Hội đồng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức, với 20 đề mục công việc khác nhau.
Chiều hôm nay, 17/8, Đại Hội đồng đã kết thúc thắng lợi, mặc dù các cuộc bầu cử diễn ra rất thẳng thắn và gay gắt.
Lần đầu tiên, Việt Nam có một đại biểu (duy nhất) tham gia Đại Hội đồng. Đó là GS. TS Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội toán học Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam.
GS Lê Tuấn Hoa |
Trong phiên họp ngày 17, ngoài việc thông qua các nghị quyết và kết nạp các hội viên mới, công việc quan trọng nhất là là bầu Ban chấp hành IMU (Executive Committee- EC) có 10 thành viên. Kết quả như sau:
Chủ tịch: Ingrid Daubechies, ĐH Princeton (Mỹ)
Tổng thư ký: Martin Groetschel (Đức)
Phó Chủ tịch: Christiane Rousseau (Canada) và Marcelo Viana (Brasil)
6 ủy viên còn lại thuộc về các nước: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Anh và Pháp. Mặc dù đã bầu xong, nhưng nhiệm kỳ thực sự bắt đầu từ ngày 01/01/2011.
Trong 2 ban chuyên trách của IMU, Ban có nhiều gắn bó nhất với Việt nam là Ban vì các nước đang phát triển (CDC- Commission for Developing Countries). GS Hoàng Xuân Phú, Viện toán Việt Nam đã trúng cử Ủy viên Ban “Vì các nước đang phát triển”.
Theo GS Lê Tuấn Hoa, đây là lần đầu tiên có một nhà toán học Việt nam tham gia vào một trong 3 cơ quan chức năng của IMU. Ban thứ hai là Ban quốc tế về lịch sử toán học. Có 6 cương vị lãnh đạo được bầu vào CDC: Chủ tịch- Jose Antonio de la Pexna (Mehxico), 2 thư ký về chính sách và tài trợ thuộc về Mỹ và Ấn Độ. Ba ủy viên còn lại thuộc về châu Á (1), châu Phi (1) và châu Mỹ Latin (1).
Đại hội Quốc tế các nhà toán học (International Congress of Mathematicians viết tắt là ICM) họp từ ngày 19 đến 27-8-2010 tại Hyderabad, thành phố hơn 4 triệu dân, thủ phủ bang Andha Pradesh, nằm trên bán đảo Deccan bên vịnh Bengal, Ấn Độ - một đất nước có nền toán học cổ đại cũng như đương đại phát triển cao. ICM họp 4 năm một lần, do Hiệp hội Toán học quốc tế (International Mathematical Union viết tắt là IMU) tổ chức. Số nhà toán học các nước đến dự vào khoảng 3.500 người. IMU có 71 quốc gia thành viên. Rất nhiều nước chưa phải là thành viên IMU, bởi vì chưa có đội ngũ nghiên cứu toán học. Chẳng hạn, trong khối ASEAN, thì Myanmar, Lào, Campuchia và Brunei chưa phải là thành viên IMU. Xa hơn, phía Đông-Bắc Á, thì CHDCND Triều Tiên vẫn chưa tham gia IMU, trong khi Hàn Quốc đã là thành viên từ nhiều năm rồi. Việt Nam ta, nhờ có những nhà toán học tiên phong như Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm hết lòng chăm lo đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu toán học, mở các lớp trung học chuyên toán ngay từ những năm còn chiến tranh ác liệt, cử học sinh đi dự thi các olympic toán quốc tế, cho nên từ lâu nước ta đã là một thành viên tích cực của IMU. Tại nhiều kỳ Đại hội IMU, nhiều nhà toán học Việt Nam đã trình bày báo cáo ở các phân ban. |
Theo Vietnamnet