Tin từ Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho biết, công trình nghiên cứu “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” của GS Ngô Bảo Châu và GS G...
Tin từ Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho biết, công trình nghiên cứu “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” của GS Ngô Bảo Châu và GS Gerard Laumon (người Pháp) vừa được tạp chí nổi tiếng thế giới Time (Mỹ) bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học nổi bật thế giới năm 2009 (xếp thứ 7 trong 10 công trình khoa học nổi bật năm 2009). GS Ngô Bảo Châu hiện công tác tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton (Hoa Kỳ), đồng thời là GS của Viện Toán học (Viện KH-CN Việt Nam).
Theo GS. TSKH Hà Huy Khoái (Viện Toán học Việt Nam), năm 1979 nhà toán học người Canada Robert Langlands đưa ra giả thuyết nổi tiếng với tên gọi “Chương trình Langlands”. Nếu chứng minh được chúng thì loài người gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại: số học, đại số và giải tích.
Suốt 30 năm qua, chương trình Langlands thu hút sự quan tâm của những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới. Trong quá trình cố gắng chứng minh chương trình Langlands, nhiều thành tựu kiệt xuất của toán học đã ra đời và nhiều nhà toán học đã vinh dự nhận Giải thưởng Fields (giải thưởng cao nhất của toán học, tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác). Tuy nhiên, để hoàn tất công việc này, vẫn còn một trở ngại lớn mà trước đây người ta chưa hình dung được hết khó khăn, đó là phải chứng minh “Bổ đề cơ bản”.
Năm 2004, cùng với GS Gerard Laumon, GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” và nhờ công trình đó hai tác giả đã được tặng giải thưởng danh giá của Viện toán học Clay dành cho những thành tựu kiệt xuất nhất. Sau Giải thưởng Clay của Mỹ, GS Ngô Bảo Châu còn được nhận thêm 2 giải thưởng toán học khác của Đức và Pháp. Trong 2 năm gần đây, GS Ngô Bảo Châu đã đưa ra một chứng minh xuất sắc cho “Bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát”. Chứng minh đó đã được công đồng toán học thế giới kiểm chứng là chính xác.
Theo GS. TSKH Hà Huy Khoái (Viện Toán học Việt Nam), năm 1979 nhà toán học người Canada Robert Langlands đưa ra giả thuyết nổi tiếng với tên gọi “Chương trình Langlands”. Nếu chứng minh được chúng thì loài người gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại: số học, đại số và giải tích.
Suốt 30 năm qua, chương trình Langlands thu hút sự quan tâm của những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới. Trong quá trình cố gắng chứng minh chương trình Langlands, nhiều thành tựu kiệt xuất của toán học đã ra đời và nhiều nhà toán học đã vinh dự nhận Giải thưởng Fields (giải thưởng cao nhất của toán học, tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác). Tuy nhiên, để hoàn tất công việc này, vẫn còn một trở ngại lớn mà trước đây người ta chưa hình dung được hết khó khăn, đó là phải chứng minh “Bổ đề cơ bản”.
Năm 2004, cùng với GS Gerard Laumon, GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” và nhờ công trình đó hai tác giả đã được tặng giải thưởng danh giá của Viện toán học Clay dành cho những thành tựu kiệt xuất nhất. Sau Giải thưởng Clay của Mỹ, GS Ngô Bảo Châu còn được nhận thêm 2 giải thưởng toán học khác của Đức và Pháp. Trong 2 năm gần đây, GS Ngô Bảo Châu đã đưa ra một chứng minh xuất sắc cho “Bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát”. Chứng minh đó đã được công đồng toán học thế giới kiểm chứng là chính xác.
Sinh năm 1972, GS Ngô Bảo Châu từng là học sinh Chuyên toán - tin thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Trong hai năm 1988 và 1989 (học lớp 11 và 12), Ngô Bảo Châu đã giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) ở Canada và Đức và là học sinh Việt Nam đầu tiên giành được 2 Huy chương Vàng IMO.
Năm 18 tuổi, Ngô Bảo Châu được Chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học Đại học Paris 6. Hai năm sau, anh quyết định thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp, nơi đã từng đào tạo nên những nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng như: Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo... và đã đậu thủ khoa.
Năm 25 tuổi, Ngô Bảo Châu bảo vệ luận án Tiến sĩ về Bổ đề cơ bản của Jacquet. Sau đó, làm việc trên một số bài toán khác và bảo vệ luận án habilitation (tương đương Tiến sĩ khoa học) ở độ tuổi 31. Năm 2005, Hội đồng chức danh GS Nhà nước Việt Nam đã xét đặc cách công nhận chức danh GS đối với Tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu. Vào thời điểm đó, đây là vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam.
Năm 18 tuổi, Ngô Bảo Châu được Chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học Đại học Paris 6. Hai năm sau, anh quyết định thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp, nơi đã từng đào tạo nên những nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng như: Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo... và đã đậu thủ khoa.
Năm 25 tuổi, Ngô Bảo Châu bảo vệ luận án Tiến sĩ về Bổ đề cơ bản của Jacquet. Sau đó, làm việc trên một số bài toán khác và bảo vệ luận án habilitation (tương đương Tiến sĩ khoa học) ở độ tuổi 31. Năm 2005, Hội đồng chức danh GS Nhà nước Việt Nam đã xét đặc cách công nhận chức danh GS đối với Tiến sĩ toán học Ngô Bảo Châu. Vào thời điểm đó, đây là vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam.