Tôi đã tò mò, để rồi cố công mà tìm hiểu về thần đồng toán học, người được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học VN" những năm đầ...
Tôi đã tò mò, để rồi cố công mà tìm hiểu về thần đồng toán học, người được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học VN" những năm đầu thập kỷ 1980, người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy, ra sao bây giờ...
Đường đến với toán học
Lê Bá Khánh Trình sinh ra ở Huế trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Trước khi vòng nguyệt quế của giải thưởng Toán quốc tế đặt lên đầu anh, Khánh Trình chỉ là một cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, học "lệt lệt" như lời anh tự nhận, dù thời đó, "con giáo viên" cũng là một thương hiệu cho sự học hành không đến nỗi nào của anh. Cơ duyên đến với toán học của cậu bé Khánh Trình cũng tình cờ : Nghỉ hè lớp 9, trong một lần xem Báo Thiếu niên tiền phong, thấy có đăng đề bài thi toán dành cho học sinh giỏi quốc gia, Trình mày mò tự giải, rồi ham thích những con số từ lúc đó. Cũng là cơ duyên khi đúng năm đó, tỉnh Bình Trị Thiên mở lớp chuyên toán ở Huế, Trình đi thi và trúng tuyển dù kết quả mà anh đạt được không phải là cao.
Toán học chiếm bao nhiêu thời gian với Khánh Trình khi bé ? Với những người học toàn diện thì không sao, nhưng anh học thiên về toán, các môn khác chỉ học cầm chừng. Toán học hấp dẫn anh đơn giản qua sự quan sát đối chiếu những nét tương đối để làm. Anh cũng không tự lý giải được tại sao mình lại theo môn toán mà không phải là một môn học nào khác. Trước kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, Khánh Trình chỉ đoạt giải ba trên tổng số gần 200 học sinh dự thi. Nhưng sau đó có 20 học sinh cao điểm nhất để chọn lấy 4 người sẽ được bồi dưỡng để thi toán quốc tế, Khánh Trình là một trong số đó. 4 học sinh đã ở chung với nhau trong 2 - 3 tháng ở nhà khách của Bộ Giáo dục để hằng ngày được các thầy bồi dưỡng, không chịu áp lực cụ thể nào ngoại trừ việc cố gắng giải bằng hoặc hơn học sinh thi quốc tế năm trước. Kỷ niệm của Khánh Trình thời ấy là những lần tắm ở bể nước, nhà khách không có nhà vệ sinh nên mọi sự giải quyết là chạy sang bờ đê bên kia. Riêng việc ăn uống được đặt cơm ở một nơi rất sang trọng, nơi đó như là chỗ của các bộ trưởng đến ăn. Khi đó tiền ăn được Nhà nước cho nhưng gia đình cũng phải góp thêm cho các em. Những người lớn thắc mắc về nhóm trẻ con ăn ở nơi có tiêu chuẩn dành cho bộ trưởng là sự thú vị còn rất lâu trong ký ức Lê Bá Khánh Trình.
Giải đặc biệt từ bài toán hình học và sự ưu ái thời gian của giám thị !
Hồi đó, nhóm học sinh đi thi Olympic toán học quốc tế ở Anh cùng các thầy đã rất liều. Đó là Phạm Văn Tiệp (hiện đang ở Mỹ), Bùi Tá Long (trước làm ở Viện Cơ rồi chuyển sang Viện Môi trường), Phạm Ngọc Anh Cương (hiện sức khỏe rất yếu, đang ở nhà) và Lê Bá Khánh Trình. 4 người đều chưa có visa vào Anh nhưng vẫn lên đường, đi vòng sang Nga, ở đó gần một tuần lễ để xin visa vào Anh từ Moscow. Các thầy do Bộ Giáo dục cử đi là những người có kinh nghiệm trong việc đưa học sinh đi thi. Giấy mời của Bộ Giáo dục Anh đã khiến cho việc xin visa từ Nga không đến nỗi khó.
Lần đầu tiên, bước chân ra nước ngoài, ấn tượng của nhóm học sinh bé nhỏ ấy chỉ là sự sững sờ, choáng váng. Ngoại ngữ của các anh khi đó chỉ đủ để giao tiếp sơ sài. Ký túc xá của Đại học London là nơi tiếp đón các bạn của gần 40 đoàn từ các nước đến dự thi. Ngày đầu tiên thi, bài số 2 về hình học tương thích với cuốn sách hình học rất hay mà trước đây ở nhà Khánh Trình đã đọc rất hứng khởi với những bài tập anh làm rất kỹ, nên anh ứng dụng như cháo chảy.
Khánh Trình giải đề thi nhanh chóng, nhưng anh cũng tự nhận, dường như các thầy đã bồi dưỡng đúng hướng để các anh thi không bị khớp, bị bất ngờ với một đề thi từ một đất nước với văn hóa và ngôn ngữ xa lạ thời ấy. Tuy nhiên sau đó Khánh Trình phát hiện ra mình giải sai bài hình học khi chỉ còn 15 phút nữa là hết giờ. Sự lo lắng và sự cập rập của thời gian lại là động lực cho anh nghĩ ra cách giải mới mẻ, sáng tạo hơn. Bài đã giải là bài công phu, rất hay nhưng nó sai. Khi anh bắt đầu chép lời giải thì chỉ còn 10 phút, Khánh Trình xin phép giám thị người Anh cho thêm thời gian để làm, ông đã rất vui lòng ngồi chờ anh làm cho xong bài, anh được thêm 10 phút để hoàn thiện bài thi của mình.
Sau 2 ngày thi, 4 ngày chấm thi là có kết quả để phát thưởng. Khi thi xong, cảm giác ít nhiều mình cũng sẽ được giải vì bài làm tốt, trong bữa tiệc của ông Thị trưởng London chiêu đãi họ cũng đã nói nhóm học sinh VN đoạt giải cao. Cảm giác gì lúc đó ư? Chỉ là sự nhẹ nhõm rằng sau một thời gian tập trung vào học dài ngày để đi thi thì xong việc là yên tâm như trút đi một gánh nặng. Khi trở về, đoàn học sinh đoạt giải năm đó được mời xuống máy bay trước tiên với đại diện của Bộ Giáo dục ra đón và tặng hoa cho các thành viên đoạt giải. Trong đoàn có một bạn là cháu gọi Thủ tướng Phạm Văn Đồng bằng “ông trẻ” nên đoàn học sinh đã được gặp Thủ tướng trong một cuộc gặp mang tính chất gia đình.
Tôi chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng mong muốn gì !
* Giải thưởng đặc biệt và giải nhất (42/42 điểm) khi đó của anh có là một áp lực với anh khi đó không ?
- Có chứ, đơn giản nhất là việc đi và về đều được trọng thị. Lúc chuẩn bị đi được ưu đãi nhiều, mọi người cũng đặt niềm tin và mong đợi. Khi về, mọi người đón tiếp hồ hởi cũng gây ra một cảm giác mắc nợ với tôi. Nhưng khi đó tôi còn nhỏ, nên gánh nặng ấy cũng không đến nỗi là một áp lực. May mắn là nhờ giải thưởng đó, tôi được chọn vào thẳng đại học và được đi học ở nước ngoài.
* Khi học ở Đại học Lomonosov, thầy và các bạn học có biết anh là người từng đoạt giải đặc biệt, được coi như là thần đồng toán học khi ấy không ?
- Ít người biết lắm vì nước Nga là một nước có nền toán học cũng phát triển và vững mạnh trên thế giới. Họ đi thi học sinh giỏi cũng là chuyện bình thường. Tôi chỉ gặp lại một số người nhưng họ đã học trên tôi một khóa vì tôi còn phải học ngoại ngữ mất một năm ở VN nữa.
* Anh học gì ở Lomonosov ?
- Tôi học gì nghĩa là sao ? Tôi học toán thôi. Chuyên ngành toán, dù cũng được học thêm triết học, vật lý lượng tử, cơ... Theo nghĩa nào đó, học để thi cử thì tôi học cũng bình thường, các kết quả thi cũng tốt. Học bổng của tôi cũng đủ sống và cũng bởi tôi không đua đòi gì. Mùa hè tôi đi theo các đội xây dựng của Nga nhưng sức khỏe không đảm bảo nên tôi chỉ đi duy nhất lần ấy.
* Có một thời gian người ta gọi anh là "cậu bé vàng của toán học VN", sau khi anh được giải ?
- Ai gọi tôi như vậy kìa ?
* Nếu không có giải thưởng toán biến chú bé Lê Bá Khánh Trình trở thành "thần đồng toán học" "niềm tự hào của toán học VN", "cậu bé vàng của toán học VN" thì anh có hình dung mình sẽ trở thành một người khác không ?
- Tất nhiên là cảm giác lúc này lúc khác khác nhau cũng tùy thời điểm tùy sức khỏe. Tôi cũng chẳng có đam mê gì quá đối với một cái gì để được gọi là quá. Nhưng để làm việc tôi thấy dạy toán như thế này cũng được rồi.
* Khi đó anh có ý muốn ở lại Nga không ? Vì đó cũng là một môi trường lý tưởng để học tập và nghiên cứu ?
- Nếu mà mình xuất sắc, người ta đề nghị thì mình sẽ xem xét, nhưng thực ra tôi cũng chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng có mong muốn gì...
* Anh có muốn trở thành một nhà khoa học thay vì chỉ làm công việc giảng dạy ?
- Lúc ở Lomonosov có lúc tôi muốn, nhưng có lúc lại không muốn làm khoa học. Nhưng tôi thấy như ở Nga, một người làm khoa học phải có đam mê mãnh liệt, phải có những hy sinh nào đó, có những tố chất nào đó.
* Hy sinh ở đây là cái gì ?
- Là phải bỏ thời gian thường xuyên suy nghĩ về một thứ gì đó, không được lơ là.
* Anh học bao nhiêu năm ở Nga ?
- Gần 10 năm.
* Thầy giáo hướng dẫn cho anh là một người rất giỏi phải không ? Ông có hướng anh theo đuổi việc nghiên cứu khoa học hay không ?
- Tôi không có cảm giác ông muốn làm điều đó. Tôi nghĩ ông đánh giá công bằng, vừa phải.
* Anh có bao giờ nghĩ đến những ứng dụng của toán học không ?
- Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp.
* Anh thấy trong cách luyện thi học sinh để thi giỏi toán quốc tế như “luyện gà nòi” có vấn đề gì không ?
- Nếu không đặt vấn đề thành tích là thể diện quốc gia thì cũng không cần. Như Nga họ không cần, họ coi là cuộc chơi và thi cho vui thôi, có lẽ họ coi thể diện quốc gia sẽ được thể hiện ở những mặt khác.
* Tình yêu của anh với toán học có còn không ?
- Chắc là còn nhưng tôi không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa. Có gia đình và lớn tuổi người ta suy nghĩ khác.
* Nếu không có toán học, thì anh sẽ như thế nào ?
- Tôi cũng chẳng biết tôi như thế nào ? Chắc tôi cũng sẽ tìm tòi học tập và truyền đạt điều đó qua công tác giảng dạy. Còn làm ngoại giao, kinh tế, lăn lộn cái gì đó chắc tôi không làm được.
* Lỗi có phải tại giải thưởng và sự vinh danh khi ấy quá sức anh không ?
- Tôi không hiểu, nếu mọi người kỳ vọng hay đánh giá gì vào tôi thì đó là từ phía mọi người thôi.
Những thất vọng không tạm thời
Lê Bá Khánh Trình thấy mình may mắn khi năm 34 tuổi, có một bà cụ viết cho anh một lá thư giới thiệu con gái của bà cho anh. Anh đã quen vợ trong hoàn cảnh đó, còn trước đó anh chưa bao giờ có bạn gái. Nơi anh đang sống là nhà của bố mẹ anh mua cho anh khi anh trở về từ Nga. Gia đình 5 chị em thì có 2 người đang sống ở Mỹ, cuộc sống của các anh em Khánh Trình đều yên ổn, thành đạt. Anh cũng không có ước mơ gì khác ngoài sự hài lòng với cuộc sống hiện tại, một chút lo lắng cho sức khỏe của mình, mong sao mình khỏe mạnh.
Bây giờ anh đã trở thành một người hoàn toàn khác với cậu bé Lê Bá Khánh Trình ở Huế thời chưa đội vòng nguyệt quế kia. Cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu trong buổi gặp hôm ấy làm tôi cảm thấy đau lòng. Dù anh hài lòng với cuộc sống hiện tại, dù anh chỉ mong nhất là sức khỏe cho mình, dù anh có một gia đình với 2 đứa con ngoan, tôi vẫn không ngăn được cảm giác thất vọng dâng lên trong lòng.
Một thần tượng của thế hệ trước chúng tôi nhiều năm, một cái tên mà những học sinh say mê toán học phải kính nể, thần đồng ấy hôm nay lại là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là trưởng khoa Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Anh sống bình dị, khép kín, giống một cái cây sau cơn bão không sao mà trổ những cành lá non kiêu hãnh khi các cành và mầm của nó đã bị vặt hết. Lê Bá Khánh Trình chưa bao giờ có một thành tích hay sự kiện gì trong cuộc đời vượt được giải thưởng mà anh giành được năm 1979 ở London.
Có điều gì đã xảy ra sau giải thưởng ấy, phải chăng là những áp lực, những kỳ vọng lớn lao của nhiều người để thay vì biết đâu theo nghiệp cha, anh có thể trở thành một bác sĩ giỏi, hay đơn giản hơn, một người nào đó có một cuộc sống và tâm thế không như hôm nay, để cảm giác không chỉ riêng tôi khi tiếp xúc với anh, là sự co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống trừ việc đi giải dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov.
Anh không quan tâm đến mục đích của tôi, dù tất nhiên tôi đã giới thiệu mình là nhà báo. Anh cũng không hỏi một lần bao giờ báo ra, viết cái gì về anh? Anh cũng hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn. Để đưa nhà báo "đi từ thất vọng này đến thất vọng khác", để tôi chỉ muốn hét lên "rằng tại sao anh lại nhận lời gặp tôi ? để làm gì khi anh không có câu chuyện nào để kể, không quan tâm đến mọi chuyện và cả cuộc đời ngoài cái giải thưởng "oan nghiệt" kia, anh không làm được bất cứ điều gì ?". Lê Bá Khánh Trình đến hẹn đúng giờ, và sau khi kết thúc thì xin phép ra về. Nhưng nụ cười duy nhất là khi phóng viên ảnh đến chụp hình. Cuộc phỏng vấn lần thứ nhất, anh ướt đẫm vì đi xe máy và hôm ấy đường Đồng Khởi thành sông, trong tiệm cafe Mojo dường như quá sang trọng khiến tôi thầm trách mình vì việc chọn địa điểm này mà gặp nhân vật. Cuộc gặp thứ hai ở Press cafe, nơi bình yên hơn, nhẹ nhõm hơn, nhưng Lê Bá Khánh Trình vẫn thế, vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về !
Phản hồi (Khoa, Minh Biện)
Bài “Lê Bá Khánh Trình (LBTK) ngày ấy, bây giờ…” gần đây của Thái Hòa trên báo Thanh Niên có lẽ là bài phóng sự hay nhất về LBKT nhưng cũng đồng thời là một trong những bài viết củ chuối nhất về ông. Tại sao nó hay và tại sao nó lại củ chuối?
Có lẽ rất rất nhiều người dân VN ngộ nhận rằng giải đặc biệt toán quốc tế (IMO) là đỉnh cao của Toán Học và rằng hiện giờ LBKT là một nhà toán học lớn của VN. Do đó, trong nhiều bài viết trước đây, các nhà báo đã lăng xê một giảng viên Toán đã lớn tuổi LBKT bằng những chiến tích thời còn phổ thông, mặc dù nhân vật được đề cập chưa chắc đã hạnh phúc khi đọc những lời ca ngợi này. Tuy nhiên, những bài viết ca ngợi như thế này lại có ảnh hưởng khá tai hại, không những đối với đối tượng độc giả mà còn đối với ngay cả LBKT. Tôi biết, có một số người có thể vì ghen tị với những người được huy chương toán quốc tế hoặc vì muốn “chứng minh” rằng ông không giỏi như người ta ca tụng đã chỉ trích và ném đá LBKT (thay vì ném đá các nhà báo) khá nặng nề.
Theo tôi biết, LBKT không phải là một nhà khoa học và cũng chưa bao giờ tự nhận mình là người như thế. Do đó, việc nhiều người thất vọng khi phát hiện ra rằng ông, một nhà giáo, chẳng có công trình khoa học nào đáng kể chẳng khác nào một câu chuyện cười. Nó hài hước giống như việc bạn đòi hỏi David Beckham phải có công trình khoa học ác liệt. Nhưng có lẽ tại ông trầm tính và cũng không cho rằng mình là người của công chúng nên chẳng việc gì phải đi giải thích phân bua này nọ. Cho nên bài báo trên hay ở chỗ Thái Hòa hỏi thẳng LBKT “ông làm nghề gì”, “sao ông không ở lại Nga tiếp tục nghiên cứu”, “ông thật ra có còn nghiên cứu Toán không”,… để LBKT tự trả lời rất súc tích và trung thực về bản thân mình, bình dị chứ không chói lọi như người ta vẫn tưởng.
Sau đoạn phỏng vấn “tôi chẳng có gì quá xuất sắc” khá hay trên, tác giả Thái Hòa lại “thất vọng không tạm thời“. Đến giờ tôi vẫn không hiểu là tác giả thất vọng về ai và thất vọng vì cái gì. Thất vọng vì LBKT thờ ơ với tác giả (và với việc mình được lên báo) hay thất vọng vì “thần đồng toán học” chưa bao giờ nghiên cứu khoa học hay thất vọng vì một cái bệnh nào đó của Việt Nam? Giải thưởng Toán quốc tế là một niềm vui chứ không phải là một sợi dây thòng lọng buộc người ta phải gắn bó với khoa học suốt đời.
Đến đây, tôi mới tiết lộ cho các bạn biết rằng LBKT là một trong những thầy dạy Toán của tôi hồi cấp 3 và vẫn còn đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp về một người thầy rất nhiệt tình đối với học sinh. Thường hay ngồi bàn đầu trong những buổi học chuyên đề (đặc biệt là chuyên đề về Lý Thuyêt Đồ Thị - Graph Theory) nên tôi không thể quên cái ấn tượng rằng thầy giảng bài nhiệt tình đến nỗi nước bọt thường xùi ra mép và có lúc văng cả lên tay tôi. Nói hơi quá thì những lần xùi bọt mép của thầy đã một phần nào đó giúp tôi cảm thấy các bài toán đồ thị hấp dẫn đến tận bây giờ. Việc nhiều cựu học sinh chuyên Toán Tin NK đang rất thành công trên con đường của mình không thể không có công đóng góp của các thầy dạy Toán NK. Do đó, thầy Trình, cũng như các thầy dạy Toán khác, đã thành công và đáng được khen ngợi trên cương vị một người thầy giáo. Khi viết rằng “Lê Bá Khánh Trình chưa bao giờ có một thành tích hay sự kiện gì trong cuộc đời vượt được giải thưởng mà anh giành được năm 1979 ở London”, tác giả Thái Hòa đã vô tình tự tát vào mặt mình.
Bài toán và lời giải đẹp giúp Lê Bá Khánh Trình giành giải đặc biệt: Xem ở đây.
Đường đến với toán học
Lê Bá Khánh Trình sinh ra ở Huế trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Trước khi vòng nguyệt quế của giải thưởng Toán quốc tế đặt lên đầu anh, Khánh Trình chỉ là một cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, học "lệt lệt" như lời anh tự nhận, dù thời đó, "con giáo viên" cũng là một thương hiệu cho sự học hành không đến nỗi nào của anh. Cơ duyên đến với toán học của cậu bé Khánh Trình cũng tình cờ : Nghỉ hè lớp 9, trong một lần xem Báo Thiếu niên tiền phong, thấy có đăng đề bài thi toán dành cho học sinh giỏi quốc gia, Trình mày mò tự giải, rồi ham thích những con số từ lúc đó. Cũng là cơ duyên khi đúng năm đó, tỉnh Bình Trị Thiên mở lớp chuyên toán ở Huế, Trình đi thi và trúng tuyển dù kết quả mà anh đạt được không phải là cao.
Toán học chiếm bao nhiêu thời gian với Khánh Trình khi bé ? Với những người học toàn diện thì không sao, nhưng anh học thiên về toán, các môn khác chỉ học cầm chừng. Toán học hấp dẫn anh đơn giản qua sự quan sát đối chiếu những nét tương đối để làm. Anh cũng không tự lý giải được tại sao mình lại theo môn toán mà không phải là một môn học nào khác. Trước kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, Khánh Trình chỉ đoạt giải ba trên tổng số gần 200 học sinh dự thi. Nhưng sau đó có 20 học sinh cao điểm nhất để chọn lấy 4 người sẽ được bồi dưỡng để thi toán quốc tế, Khánh Trình là một trong số đó. 4 học sinh đã ở chung với nhau trong 2 - 3 tháng ở nhà khách của Bộ Giáo dục để hằng ngày được các thầy bồi dưỡng, không chịu áp lực cụ thể nào ngoại trừ việc cố gắng giải bằng hoặc hơn học sinh thi quốc tế năm trước. Kỷ niệm của Khánh Trình thời ấy là những lần tắm ở bể nước, nhà khách không có nhà vệ sinh nên mọi sự giải quyết là chạy sang bờ đê bên kia. Riêng việc ăn uống được đặt cơm ở một nơi rất sang trọng, nơi đó như là chỗ của các bộ trưởng đến ăn. Khi đó tiền ăn được Nhà nước cho nhưng gia đình cũng phải góp thêm cho các em. Những người lớn thắc mắc về nhóm trẻ con ăn ở nơi có tiêu chuẩn dành cho bộ trưởng là sự thú vị còn rất lâu trong ký ức Lê Bá Khánh Trình.
Giải đặc biệt từ bài toán hình học và sự ưu ái thời gian của giám thị !
Hồi đó, nhóm học sinh đi thi Olympic toán học quốc tế ở Anh cùng các thầy đã rất liều. Đó là Phạm Văn Tiệp (hiện đang ở Mỹ), Bùi Tá Long (trước làm ở Viện Cơ rồi chuyển sang Viện Môi trường), Phạm Ngọc Anh Cương (hiện sức khỏe rất yếu, đang ở nhà) và Lê Bá Khánh Trình. 4 người đều chưa có visa vào Anh nhưng vẫn lên đường, đi vòng sang Nga, ở đó gần một tuần lễ để xin visa vào Anh từ Moscow. Các thầy do Bộ Giáo dục cử đi là những người có kinh nghiệm trong việc đưa học sinh đi thi. Giấy mời của Bộ Giáo dục Anh đã khiến cho việc xin visa từ Nga không đến nỗi khó.
Lần đầu tiên, bước chân ra nước ngoài, ấn tượng của nhóm học sinh bé nhỏ ấy chỉ là sự sững sờ, choáng váng. Ngoại ngữ của các anh khi đó chỉ đủ để giao tiếp sơ sài. Ký túc xá của Đại học London là nơi tiếp đón các bạn của gần 40 đoàn từ các nước đến dự thi. Ngày đầu tiên thi, bài số 2 về hình học tương thích với cuốn sách hình học rất hay mà trước đây ở nhà Khánh Trình đã đọc rất hứng khởi với những bài tập anh làm rất kỹ, nên anh ứng dụng như cháo chảy.
Khánh Trình giải đề thi nhanh chóng, nhưng anh cũng tự nhận, dường như các thầy đã bồi dưỡng đúng hướng để các anh thi không bị khớp, bị bất ngờ với một đề thi từ một đất nước với văn hóa và ngôn ngữ xa lạ thời ấy. Tuy nhiên sau đó Khánh Trình phát hiện ra mình giải sai bài hình học khi chỉ còn 15 phút nữa là hết giờ. Sự lo lắng và sự cập rập của thời gian lại là động lực cho anh nghĩ ra cách giải mới mẻ, sáng tạo hơn. Bài đã giải là bài công phu, rất hay nhưng nó sai. Khi anh bắt đầu chép lời giải thì chỉ còn 10 phút, Khánh Trình xin phép giám thị người Anh cho thêm thời gian để làm, ông đã rất vui lòng ngồi chờ anh làm cho xong bài, anh được thêm 10 phút để hoàn thiện bài thi của mình.
Sau 2 ngày thi, 4 ngày chấm thi là có kết quả để phát thưởng. Khi thi xong, cảm giác ít nhiều mình cũng sẽ được giải vì bài làm tốt, trong bữa tiệc của ông Thị trưởng London chiêu đãi họ cũng đã nói nhóm học sinh VN đoạt giải cao. Cảm giác gì lúc đó ư? Chỉ là sự nhẹ nhõm rằng sau một thời gian tập trung vào học dài ngày để đi thi thì xong việc là yên tâm như trút đi một gánh nặng. Khi trở về, đoàn học sinh đoạt giải năm đó được mời xuống máy bay trước tiên với đại diện của Bộ Giáo dục ra đón và tặng hoa cho các thành viên đoạt giải. Trong đoàn có một bạn là cháu gọi Thủ tướng Phạm Văn Đồng bằng “ông trẻ” nên đoàn học sinh đã được gặp Thủ tướng trong một cuộc gặp mang tính chất gia đình.
Tôi chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng mong muốn gì !
* Giải thưởng đặc biệt và giải nhất (42/42 điểm) khi đó của anh có là một áp lực với anh khi đó không ?
- Có chứ, đơn giản nhất là việc đi và về đều được trọng thị. Lúc chuẩn bị đi được ưu đãi nhiều, mọi người cũng đặt niềm tin và mong đợi. Khi về, mọi người đón tiếp hồ hởi cũng gây ra một cảm giác mắc nợ với tôi. Nhưng khi đó tôi còn nhỏ, nên gánh nặng ấy cũng không đến nỗi là một áp lực. May mắn là nhờ giải thưởng đó, tôi được chọn vào thẳng đại học và được đi học ở nước ngoài.
* Khi học ở Đại học Lomonosov, thầy và các bạn học có biết anh là người từng đoạt giải đặc biệt, được coi như là thần đồng toán học khi ấy không ?
- Ít người biết lắm vì nước Nga là một nước có nền toán học cũng phát triển và vững mạnh trên thế giới. Họ đi thi học sinh giỏi cũng là chuyện bình thường. Tôi chỉ gặp lại một số người nhưng họ đã học trên tôi một khóa vì tôi còn phải học ngoại ngữ mất một năm ở VN nữa.
* Anh học gì ở Lomonosov ?
- Tôi học gì nghĩa là sao ? Tôi học toán thôi. Chuyên ngành toán, dù cũng được học thêm triết học, vật lý lượng tử, cơ... Theo nghĩa nào đó, học để thi cử thì tôi học cũng bình thường, các kết quả thi cũng tốt. Học bổng của tôi cũng đủ sống và cũng bởi tôi không đua đòi gì. Mùa hè tôi đi theo các đội xây dựng của Nga nhưng sức khỏe không đảm bảo nên tôi chỉ đi duy nhất lần ấy.
* Có một thời gian người ta gọi anh là "cậu bé vàng của toán học VN", sau khi anh được giải ?
- Ai gọi tôi như vậy kìa ?
* Nếu không có giải thưởng toán biến chú bé Lê Bá Khánh Trình trở thành "thần đồng toán học" "niềm tự hào của toán học VN", "cậu bé vàng của toán học VN" thì anh có hình dung mình sẽ trở thành một người khác không ?
- Tất nhiên là cảm giác lúc này lúc khác khác nhau cũng tùy thời điểm tùy sức khỏe. Tôi cũng chẳng có đam mê gì quá đối với một cái gì để được gọi là quá. Nhưng để làm việc tôi thấy dạy toán như thế này cũng được rồi.
* Khi đó anh có ý muốn ở lại Nga không ? Vì đó cũng là một môi trường lý tưởng để học tập và nghiên cứu ?
- Nếu mà mình xuất sắc, người ta đề nghị thì mình sẽ xem xét, nhưng thực ra tôi cũng chẳng có gì quá xuất sắc, cũng chẳng có mong muốn gì...
* Anh có muốn trở thành một nhà khoa học thay vì chỉ làm công việc giảng dạy ?
- Lúc ở Lomonosov có lúc tôi muốn, nhưng có lúc lại không muốn làm khoa học. Nhưng tôi thấy như ở Nga, một người làm khoa học phải có đam mê mãnh liệt, phải có những hy sinh nào đó, có những tố chất nào đó.
* Hy sinh ở đây là cái gì ?
- Là phải bỏ thời gian thường xuyên suy nghĩ về một thứ gì đó, không được lơ là.
* Anh học bao nhiêu năm ở Nga ?
- Gần 10 năm.
* Thầy giáo hướng dẫn cho anh là một người rất giỏi phải không ? Ông có hướng anh theo đuổi việc nghiên cứu khoa học hay không ?
- Tôi không có cảm giác ông muốn làm điều đó. Tôi nghĩ ông đánh giá công bằng, vừa phải.
* Anh có bao giờ nghĩ đến những ứng dụng của toán học không ?
- Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp.
* Anh thấy trong cách luyện thi học sinh để thi giỏi toán quốc tế như “luyện gà nòi” có vấn đề gì không ?
- Nếu không đặt vấn đề thành tích là thể diện quốc gia thì cũng không cần. Như Nga họ không cần, họ coi là cuộc chơi và thi cho vui thôi, có lẽ họ coi thể diện quốc gia sẽ được thể hiện ở những mặt khác.
* Tình yêu của anh với toán học có còn không ?
- Chắc là còn nhưng tôi không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa. Có gia đình và lớn tuổi người ta suy nghĩ khác.
* Nếu không có toán học, thì anh sẽ như thế nào ?
- Tôi cũng chẳng biết tôi như thế nào ? Chắc tôi cũng sẽ tìm tòi học tập và truyền đạt điều đó qua công tác giảng dạy. Còn làm ngoại giao, kinh tế, lăn lộn cái gì đó chắc tôi không làm được.
* Lỗi có phải tại giải thưởng và sự vinh danh khi ấy quá sức anh không ?
- Tôi không hiểu, nếu mọi người kỳ vọng hay đánh giá gì vào tôi thì đó là từ phía mọi người thôi.
Những thất vọng không tạm thời
Lê Bá Khánh Trình thấy mình may mắn khi năm 34 tuổi, có một bà cụ viết cho anh một lá thư giới thiệu con gái của bà cho anh. Anh đã quen vợ trong hoàn cảnh đó, còn trước đó anh chưa bao giờ có bạn gái. Nơi anh đang sống là nhà của bố mẹ anh mua cho anh khi anh trở về từ Nga. Gia đình 5 chị em thì có 2 người đang sống ở Mỹ, cuộc sống của các anh em Khánh Trình đều yên ổn, thành đạt. Anh cũng không có ước mơ gì khác ngoài sự hài lòng với cuộc sống hiện tại, một chút lo lắng cho sức khỏe của mình, mong sao mình khỏe mạnh.
Bây giờ anh đã trở thành một người hoàn toàn khác với cậu bé Lê Bá Khánh Trình ở Huế thời chưa đội vòng nguyệt quế kia. Cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu trong buổi gặp hôm ấy làm tôi cảm thấy đau lòng. Dù anh hài lòng với cuộc sống hiện tại, dù anh chỉ mong nhất là sức khỏe cho mình, dù anh có một gia đình với 2 đứa con ngoan, tôi vẫn không ngăn được cảm giác thất vọng dâng lên trong lòng.
Một thần tượng của thế hệ trước chúng tôi nhiều năm, một cái tên mà những học sinh say mê toán học phải kính nể, thần đồng ấy hôm nay lại là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là trưởng khoa Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Anh sống bình dị, khép kín, giống một cái cây sau cơn bão không sao mà trổ những cành lá non kiêu hãnh khi các cành và mầm của nó đã bị vặt hết. Lê Bá Khánh Trình chưa bao giờ có một thành tích hay sự kiện gì trong cuộc đời vượt được giải thưởng mà anh giành được năm 1979 ở London.
Có điều gì đã xảy ra sau giải thưởng ấy, phải chăng là những áp lực, những kỳ vọng lớn lao của nhiều người để thay vì biết đâu theo nghiệp cha, anh có thể trở thành một bác sĩ giỏi, hay đơn giản hơn, một người nào đó có một cuộc sống và tâm thế không như hôm nay, để cảm giác không chỉ riêng tôi khi tiếp xúc với anh, là sự co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống trừ việc đi giải dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov.
Anh không quan tâm đến mục đích của tôi, dù tất nhiên tôi đã giới thiệu mình là nhà báo. Anh cũng không hỏi một lần bao giờ báo ra, viết cái gì về anh? Anh cũng hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn. Để đưa nhà báo "đi từ thất vọng này đến thất vọng khác", để tôi chỉ muốn hét lên "rằng tại sao anh lại nhận lời gặp tôi ? để làm gì khi anh không có câu chuyện nào để kể, không quan tâm đến mọi chuyện và cả cuộc đời ngoài cái giải thưởng "oan nghiệt" kia, anh không làm được bất cứ điều gì ?". Lê Bá Khánh Trình đến hẹn đúng giờ, và sau khi kết thúc thì xin phép ra về. Nhưng nụ cười duy nhất là khi phóng viên ảnh đến chụp hình. Cuộc phỏng vấn lần thứ nhất, anh ướt đẫm vì đi xe máy và hôm ấy đường Đồng Khởi thành sông, trong tiệm cafe Mojo dường như quá sang trọng khiến tôi thầm trách mình vì việc chọn địa điểm này mà gặp nhân vật. Cuộc gặp thứ hai ở Press cafe, nơi bình yên hơn, nhẹ nhõm hơn, nhưng Lê Bá Khánh Trình vẫn thế, vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về !
(Thái Hòa, Thanh Niên Online)
Phản hồi (Khoa, Minh Biện)
Bài “Lê Bá Khánh Trình (LBTK) ngày ấy, bây giờ…” gần đây của Thái Hòa trên báo Thanh Niên có lẽ là bài phóng sự hay nhất về LBKT nhưng cũng đồng thời là một trong những bài viết củ chuối nhất về ông. Tại sao nó hay và tại sao nó lại củ chuối?
Có lẽ rất rất nhiều người dân VN ngộ nhận rằng giải đặc biệt toán quốc tế (IMO) là đỉnh cao của Toán Học và rằng hiện giờ LBKT là một nhà toán học lớn của VN. Do đó, trong nhiều bài viết trước đây, các nhà báo đã lăng xê một giảng viên Toán đã lớn tuổi LBKT bằng những chiến tích thời còn phổ thông, mặc dù nhân vật được đề cập chưa chắc đã hạnh phúc khi đọc những lời ca ngợi này. Tuy nhiên, những bài viết ca ngợi như thế này lại có ảnh hưởng khá tai hại, không những đối với đối tượng độc giả mà còn đối với ngay cả LBKT. Tôi biết, có một số người có thể vì ghen tị với những người được huy chương toán quốc tế hoặc vì muốn “chứng minh” rằng ông không giỏi như người ta ca tụng đã chỉ trích và ném đá LBKT (thay vì ném đá các nhà báo) khá nặng nề.
Theo tôi biết, LBKT không phải là một nhà khoa học và cũng chưa bao giờ tự nhận mình là người như thế. Do đó, việc nhiều người thất vọng khi phát hiện ra rằng ông, một nhà giáo, chẳng có công trình khoa học nào đáng kể chẳng khác nào một câu chuyện cười. Nó hài hước giống như việc bạn đòi hỏi David Beckham phải có công trình khoa học ác liệt. Nhưng có lẽ tại ông trầm tính và cũng không cho rằng mình là người của công chúng nên chẳng việc gì phải đi giải thích phân bua này nọ. Cho nên bài báo trên hay ở chỗ Thái Hòa hỏi thẳng LBKT “ông làm nghề gì”, “sao ông không ở lại Nga tiếp tục nghiên cứu”, “ông thật ra có còn nghiên cứu Toán không”,… để LBKT tự trả lời rất súc tích và trung thực về bản thân mình, bình dị chứ không chói lọi như người ta vẫn tưởng.
Sau đoạn phỏng vấn “tôi chẳng có gì quá xuất sắc” khá hay trên, tác giả Thái Hòa lại “thất vọng không tạm thời“. Đến giờ tôi vẫn không hiểu là tác giả thất vọng về ai và thất vọng vì cái gì. Thất vọng vì LBKT thờ ơ với tác giả (và với việc mình được lên báo) hay thất vọng vì “thần đồng toán học” chưa bao giờ nghiên cứu khoa học hay thất vọng vì một cái bệnh nào đó của Việt Nam? Giải thưởng Toán quốc tế là một niềm vui chứ không phải là một sợi dây thòng lọng buộc người ta phải gắn bó với khoa học suốt đời.
Đến đây, tôi mới tiết lộ cho các bạn biết rằng LBKT là một trong những thầy dạy Toán của tôi hồi cấp 3 và vẫn còn đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp về một người thầy rất nhiệt tình đối với học sinh. Thường hay ngồi bàn đầu trong những buổi học chuyên đề (đặc biệt là chuyên đề về Lý Thuyêt Đồ Thị - Graph Theory) nên tôi không thể quên cái ấn tượng rằng thầy giảng bài nhiệt tình đến nỗi nước bọt thường xùi ra mép và có lúc văng cả lên tay tôi. Nói hơi quá thì những lần xùi bọt mép của thầy đã một phần nào đó giúp tôi cảm thấy các bài toán đồ thị hấp dẫn đến tận bây giờ. Việc nhiều cựu học sinh chuyên Toán Tin NK đang rất thành công trên con đường của mình không thể không có công đóng góp của các thầy dạy Toán NK. Do đó, thầy Trình, cũng như các thầy dạy Toán khác, đã thành công và đáng được khen ngợi trên cương vị một người thầy giáo. Khi viết rằng “Lê Bá Khánh Trình chưa bao giờ có một thành tích hay sự kiện gì trong cuộc đời vượt được giải thưởng mà anh giành được năm 1979 ở London”, tác giả Thái Hòa đã vô tình tự tát vào mặt mình.
Bài toán và lời giải đẹp giúp Lê Bá Khánh Trình giành giải đặc biệt: Xem ở đây.